Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 108 - 116)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.6. Tiến hành thực nghiệm

3.4.6.1. Công tác chuẩn bị

Xây dựng quy trình 4 bước và các phiếu đo; phân công các phần việc gồm đội xây dựng tình huống ứng xử, học sinh tham gia văn nghệ, đọc thơ; các lực lượng hỗ trợ tham gia là trọng tài, khách mời; vật chất gồm bảng, bút dạ, hoa, quà lưu niệm, trang trí khánh tiết, âm thanh, máy chiếu. Tiến hành tập luyện, duyệt chương trình.

3.4.6.2. Tổ chức thực hiện quy trình

Bước 1: Vấn đề hôm nay

+ Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham gia, Nêu mục đích, ý nghĩa và giá trị sống mang tính nhân văn cần phải gìn giữ và phát huy.

Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” bởi người thầy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời kỳ, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai dân tộc. Ca dao cũng có câu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Ngày nay người thầy được tôn vinh là: “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là: “Nghề cao quy nhất trong những nghề cao quý”. Biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác - những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản ngại khó khăn, gian khổ cống hiến cho sự nghiệp

“trồng người”. Những người thầy ấy luôn được xã hội tôn trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta. Không những nắm đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là các thế hệ học trò của mình, giúp cho họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, cho họ có tình yêu và khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước, dân tộc.

Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước kỉ niệm 33 năm ngày nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1982 - 20/11/2015 ). Hôm nay, ngày 20/11/2015 Trường THPT Sơn Nam tổ chức hoạt động tập thể với chủ đề “Tôn sư trọng đạo” nhằm ôn lại truyền thống của dân tộc với mong muốn đề cao, tôn vinh, kính trọng người thầy, coi trọng, đề cao đạo đức, lễ nghĩa do người thầy giáo truyền lại. Qua hoạt động này cũng nhằm mục đích giúp các em có sự cảm nhận về giá trị yêu thương, tôn trọng con người nói chung và người thầy nói riêng.

+ Giới thiệu học sinh lên chúc mừng qua 2 tiết mục văn nghệ là hát và đọc thơ. Bước 2: Ta đang ở đâu

+ Người dẫn chương trình bây giờ đóng người quản trò (phân công học sinh là quản trò nếu có) tổ chức một trò chơi vận động cho toàn bộ những người tham gia để tìm ra 2 đội chơi với bản câu hỏi trả lời nhanh, học sinh trả lời bằng hình thức nếu đồng ý thì gật đầu, không đồng ý thì thì xua tay và phân vân thì giơ tay. Câu hỏi chính là phiếu đo đầu vào gồm 4 câu hỏi đề cập đến 4 mức độ của giá trị đó là thái độ, cảm xúc, tình cảm và hành vi của học sinh xoay quanh vấn đề ‘‘Tôn sư trọng đạo’’(phụ lục):

Trò chơi vận động sẽ kết thúc khi có 10 học sinh trả lời chưa đúng với yêu cầu của câu hỏi sẽ được mời lên sân khấu thành lập 2 đội trò chơi. Người tổ chức phổ biến điều lệ, luật chơi, cung cấp bảng phụ cho 2 đội để viết về cảm nghĩ về tình cảm, kỷ niệm với thầy cô giáo.

Bước 3: Ta sẽ làm gì

Người dẫn chương trình tiếp tục giới thiệu và mời lên sân khấu 2 thầy cô giáo đã từng công tác gắn bó với ngôi trường và mời đại diện nhà trường lên trao quà lưu niệm, đại diện các thầy cô giáo phát biểu cảm nghĩ trước học sinh. Đây là phần thể hiện tinh cảm yêu quý, tôn trọng những người đã cống hiến cho nhà trường và thông qua những lời phát biểu sẽ thể hiện sự giản dị của các thầy cô gieo những mầm những giá trị sống cho học sinh.

Tiếp tục sẽ là phần đọc cảm nghĩ của 1 bạn học sinh về thầy cô giáo của mình. Nội dung thể hiện tình cảm thương liêng cao quý, sự ân cần mộc mạc, là kỷ niệm ấn tượng trong ánh mắt học trò. Điều bất ngờ ở đây là sau khi đọc xong bức thư bạn học sinh đó sẽ tổ chức các bạn học sinh trong trường tặng những bó hoa tươi thắm tới các thầy cô giáo (theo nhạc nền bài hát Người Thầy).

Bước 4: Hãy cùng hành động.

Trong không khí sâu lắng của hoạt động, giữa lúc học sinh đang cảm nhận những giá trị sống yêu thương, tôn trọng đang lan tỏa thì người dẫn chương trình sẽ đưa không khí trở lại hoạt động cho học sinh được khao khát thể hiện tình cảm của mình qua những lời chúc và phần thi của 2 đội qua 3 phần thi:

Phần 1: Lời giới thiệu và sự cảm nghĩ của mình sau khi được nghe, chứng kiến những hình ảnh trên sân khấu. Điểm cho phần này tối đa 10 điểm

Phần 2: Xử lý tình huống. Mục đích là đưa 2 đội vào những tình huống khó xử yêu cầu 2 đội phải có thời gian suy nghĩ, tham khảo ý kiến của khán giả để trả lời. Phần này nếu 2 đội trả lời không thỏa đáng thì khán giả trả lời tiếp. Người tổ chức sẽ nhờ Ban cố vấn là các thầy cô giáo có kinh nghiệm để giải đáp, gỡ rối các tình huống này. Các tình huống bao gồm 1 tiểu phẩm do học sinh dàn dựng, 1 trong chương trình quà tặng cuộc sống ‘‘Bài học từ người thầy dạy võ’’. Điểm phần này tối đa 20 điểm.

Phần 3: Hành động: Mỗi đội có thời gian suy nghĩ 3 phút và thể hiện 5 phút. Nội dung thể hiện một hành động có ý nghĩa về truyền thống ‘‘Tôn sư trọng đạo’’ và yêu cầu phải có đủ cả 5 thành viên tham gia. Các đội có thể tham khảo ý kiến khán giả, phân công nhiệm vụ và tự tổ chức thực hiện hành động. Điểm tối đa cho phần này là 20 điểm. Các đội có thể chọn hình thức: Hát tập thể về thầy cô; cùng nhau gửi tới thầy cô giáo một lời chúc tốt đẹp; Cùng vẽ một bức tranh thể hiện truyền thống ‘‘Tôn sư trọng đạo’’….

Kết thúc hoạt động:

Người tổ chức nhận xét ưu điểm, nhược điểm của của từng đội chơi, của ban tổ chức.

+ Phát phần thưởng.

+ Cho học sinh viết bài thu hoạch. (đánh giá đầu ra)

+ Gợi ý các hình thức tổ chức của các đội chơi. Điển hình như: Thi giải ô chữ; Hái hoa dân chủ; Thảo luận theo chủ đề.

Qua tổ chức các hoạt động trên, tôi đã hình thành cho học sinh giá trị sống yêu thương, tôn trọng từ đó giúp học sinh định hướng vào việc thực hiện các kỹ năng tổ chức sân chơi, dẫn chương trình, kỹ năng diễn đạt trước đám đông, kỹ năng hợp tác giữa các bạn trong đội đồng thời hình thành cho học sinh tính tự tin, năng động, sáng tạo, tính nhân văn, lòng nhân ái, cách tiếp nhận thắng lợi cũng như đối mặt với các thất bại.

3.4.6.3. Tiêu chí và công cụ đánh giá

- Đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Tham khảo ý kiến giáo viên để làm căn cứ đánh giá tính hiệu quả của quy trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể ở sự thay đổi thái độ, xúc cảm, tình cảm và hành vi đối với từng giá trị sống được giáo dục. Công cụ đánh giá là Bảng tiêu chí và thang đo (phụ lục 7).

- Căn cứ vào kết quả đo đầu vào và đầu ra của học sinh trong chủ đề đã tổ chức thực nghiệm. Công cụ đánh giá là tiêu chí xây dựng thang đo thang điểm và thống kê các kết quả trả lời trên phiếu đo đầu vào và đầu ra để so sánh kết quả theo định lượng và định tính. (phần phụ lục).

3.4.6.4. Kết quả thực nghiệm

Căn cứ vào việc đề xuất các biện pháp và thực nghiệm quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong các hoạt động tập thể có ưu thế cho học sinh trường THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ phù hợp, tính khả thi của biện pháp đã đề xuất và đánh giá quy trình ở mức độ định lượng và định tính quy trình giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể.

- Về phân tích kết quả định lượng

Tỉ lệ học sinh thường xuyên thay đổi mức độ trạng thái có ý thức hơn trong việc tham gia vào hoạt động luôn đạt hiệu quả cao ở những câu trả lời nhiều hơn tỉ lệ

học sinh chậm thay đổi trạng thái này. Nhìn chung học sinh đã giải quyết mâu thuẫn mang tính xây dựng, có giá trị sau khi đã được định hướng. Trong số các biểu hiện mức độ giá trị thì việc “Chủ động phát biểu ý kiến thảo luận”“lắng nghe ý kiến người khác trước khi hành động” là những việc học sinh làm nhiều nhất.

Bảng 3.8: Kết quả trước và sau khi thực hiện quy trình

Thời gian N Kết qutrả lời đúng (%) Nhận thức Thái độ Xúc cảm Hành vi Trước thực nghiệm 110 55.5 22.4 15.9 10.2 Sau thực nghiệm 110 87.2 44.5 56.8 42.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nhận thức Thái độ Xúc cảm Hành vi Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.5. Kết quả trước và sau khi thực nghiệm quy trình

Qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.5 ta thấy trước thực nghiệm sự nhận thức về giá trị sống đối với học sinh tuy có cao 55.5 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục đồng đều và toàn diện. Có rất ít học sinh thể hiện được hành vi có giá trị trong số những học sinh nhận thức được vấn đề. Vẫn còn tỷ lệ 45.5 học sinh chưa nhận thức được hoặc nhận thức một cách mơ hồ về giá trị sống, các em biểu hiện ở thái độ, xúc cảm và hành vi thiếu chuẩn xác, cảm tính. Sau khi thực hiện quy trình tỷ lệ nhận thức đã tăng lên, trong đó tỷ lệ học sinh thay đổi về thái độ, xúc cảm đặc biệt là hành vi đã tăng lên đáp ứng được yêu cầu của giáo dục giá trị thông qua hoạt động tập thể. Số còn lại 12.8% chưa nhận thức được nguyên nhận do các em nhận thức chậm, khả năng bắt nhịp chương trình còn hạn chế.

Khi quan sát hoạt động tổ chức quy trình giáo dục giá trị sống, so sánh với quan sát hoạt động trước đó, tác giả nhận thấy: Hoạt động theo quy trình giáo dục đạt mức độ hình thành giá trị sống tốt hơn do đã dịnh hướng giá trị ngay từ đầu và minh chứng bằng các bước thể hiện mức độ hình thành. Học sinh chú ý lắng nghe, dần chuyển từ hoạt động thụ động sang chủ động, từ thái độ, xúc cảm đến tình cảm và thể hiện hành vi, điệu bộ, cử chỉ tập trung vào chủ đề. Sau khi chương tình kết thúc đã có học sinh thay đổi lại hành vi mà trước đó em đã chưa thực hiện được.

- Về phân tích kết quả định tính.

Khi phân tích hoạt động và thái độ của học sinh trong quá trình hoạt động: Căn cứ vào mức độ trả lời câu hỏi vấn đáp, tính tích cực, hiệu quả của làm việc nhóm kết hợp với sự quan sát học sinh tham gia chúng tôi nhận thấy kết quả hoạt động trước và sau khi thực nghiệm đã có sự thay đổi về nhận thức, thái độ, xúc cảm và thể hiện hành vi. Nếu ở ban đầu các em còn trả lời sai, phân vân, e ngại thậm chí thờ ơ thì khi có không khí thoải mái vui tươi, các tình huống trả lời hài hước, sự cổ động của người xem... Cùng với những cung bậc cảm xúc cũng được điều chỉnh theo đúng tâm lý của các em khiến các em hứng thú và tích cực hơn trong hoạt động.

+ Khả năng vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi: Khả năng vận dụng kiến thức để trả lời đúng câu hỏi ở bước 4 với bước 2 cao hơn do ở đây các em được trả lời đúng lúc, đúng thời điểm mong muốn và trên cơ sở những quan sát những hình ảnh, lắng nghe những tình cảm, nhận thức đúng các giá trị, được vận động....

+ Độ bền của kiến thức sau khi thực nghiệm: Sau 01 tháng chúng tôi trở lại đo kiến thức các em đã lĩnh hội sau khi thực nghiệm thì thấy khả năng lưu giữ những giá trị sống đã giáo dục chắc hơn, các em có ấn tượng với chương trình và dần thay đổi hành vi thói quen trong cuộc sống theo những giá trị đã học. Kết quả này đã khắc phục được tình trạng đơn điệu, cuốn hút, hình thức và chậm hình thành các giá trị sống của các chương trình hoạt động tập thể trước đó.

Như vậy qua tổ chức hoạt động chúng tôi đã trang bị cho học sinh những giá trị sống, làm cơ sở cho học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng, có thể tổ chức sân chơi, dẫn chương trình, đồng thời hình thành cho học sinh tính tự tin, năng động, sáng tạo, tính nhân văn, lòng nhân ái, biết cách đối mặt với các thất bại.

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở khung lý thuyết về giá trị sống và giáo dục giá trị sống, kết quả khảo sát thực trạng về giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, tác giả đã đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể ở các trường THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang với 5 biện pháp: Tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế; Giáo dục giá trị sống trong hoạt động Đoàn thanh niên trường học; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí và giáo dục trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trong hoạt động tập thể. Giữa các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng thực hiện mục tiêu chung của nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở khoa học và tuân thủ theo các nguyên tắc cần quán triệt và được khảo nghiệm về tính phù hợp và tính khả thi do đó có thể vận dụng trong giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Việc thực nghiệm để đánh giá mức độ định lượng và định tính của biện pháp xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế ở trường THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang cho phép giải quyết được các vấn đề đặt ra của quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể đó là:

+ Các trường THPT chưa thực sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể.

+ Nội dung giáo dục giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể còn ít và chưa được tích hợp thường xuyên.

+ Chưa phát huy được ưu thế của hoạt động tập thể để giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Biện pháp có tính khả thi khi nó khắc phục và vận dụng được các yếu tố chi phối, ảnh hưởng như: Pháp luật; Điều lệ, chức trách nhiệm vụ; văn hóa; đạo đức; thời gian; bầu không khí; tâm lý con người; tài chính; các nguồn lực vật chất khác.

Kết quả này khẳng định biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)