Đặc điểm học sinh THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 50)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Đặc điểm học sinh THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

2.1.4.1 Về kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục học sinh

Theo số liệu thống kê kết quả năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015 và kết quả học kỳ I, năm học 2015 - 2016, kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương như sau:

Năm học Học lực Hạnh kiểm

2013 - 2014 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

Số lượng 5592 20 980 3712 868 12 3382 1607 548 55 % 0,4 17,5 66,4 15,5 0,2 60,5 28,7 9,8 1,0

2014 - 2015 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

Số lượng 5420 64 1445 3382 529 3 3421 1501 454 41 % 1,2 26,6 62,4 9,8 0,1 63,1 27,7 8,4 0,7

Học kỳ I,

2015 - 2016 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

Số lượng 5862 44 1329 3328 1161 17 3140 1740 712 253 % 0,8 22,7 56,9 19,6 0,3 53,6 29,7 12,1 4,3

Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt duy trì ở mức cao tạo tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chất lượng, số lượng học sinh có học lực khá, giỏi luôn tăng và thực chất. Huyện Sơn Dương luôn là đơn vị đứng thứ nhì về chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh sau khu vực thành phố Tuyên Quang. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém, hạnh kiểm trung bình, yếu vẫn chiếm tỷ lệ cao so với yêu cầu chung của xã hội

2.1.4.2. Về đặc điểm học sinh THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang

- Xét ở góc độ tâm lý xã hội: Học sinh các trường học trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đa phần là học sinh người dân tộc thiểu số, phân bổ trên địa bàn rộng, địa hình đi lại khó khăn nên có khoảng cách đến trường khác nhau làm ảnh hưởng đến khả năng học tập và rèn luyện tại trường. Nhìn chung học sinh THPT trong huyện Sơn Dương có ý thức học tập và rèn luyện tốt, hăng hái tham gia các hoạt động do Nhà trường và địa phương tổ chức.

Là một huyện miền núi nên dân trí ở đây vẫn tương đối thấp, một bộ phận học sinh có lối sống đua đòi, lười học, lười lao động, thiếu ý chí học tập, bỏ giờ... Có hiện tượng học sinh bỏ học kết hôn sớm, sa vào nghiện Game, có hành vi bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường. Nguyên nhân chủ yếu do bố mẹ đi làm ăn xa lâu ngày mới về nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của các cha mẹ học sinh chưa tốt, phó mặc cho nhà trường. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng chưa nhiều chỉ chiếm khoảng dưới 10%, đa phần các em sau khi tốt nghiệp cấp THPT thì lao động tại địa phương hoặc các khu công nghiệp trong cả nước.

- Xét ở góc độ đặc điểm tâm sinh lý cá nhân: Học sinh ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Là lứa tuổi mới lớn, các em mong muốn được khám phá, tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo, hăng hái nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên trình độ giác ngộ về xã hội còn thấp, tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu còn yếu. Các em mong muốn được lao động theo khả năng để giúp đỡ cho gia đình và bản thân. Nhưng khi lao động lại thiếu kỹ năng, muốn lao động trí óc nhưng thiếu tự tin, khả năng dễ dẫn đến bi quan chán nản khi gặp thất bại. Một số em do thiếu sự quản lý của gia đình nên lười lao động, thích hưởng thụ, sống buông thả, xa hoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi…

+ Trong hoạt động hàng ngày các em đã thể hiện là lứa tuổi mộng mơ, khát khao yêu cuộc sống, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nhưng cũng có một số em dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ…

+ Ở một số em đã phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo. Tuy nhiên cũng có em dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em cũng có hiện tượng thích hướng đến tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giá trị sống, về giáo dục giá trị giá trị sống cho học sinh THPT; đánh giá thực trạng giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể cho học sinh ở các trường THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, người tổ chức các hoạt động tập thể về giá trị sống, giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT.

Thực trạng về mức độ và hiệu quả việc tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động tập thể tại các trường THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Những khó khăn trong việc giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động tập thể của học sinh trường THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

2.2.3. Đối tượng khảo sát

- 70 đồng chí trong đó: 7 Cán bộ quản lý, 63 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn thanh niên.

- Khảo sát 140 học sinh THPT của 7 trường THPT trong huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát

2.2.4.1. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến các cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đang tham gia công tác Đoàn trường học và học sinh THPT huyện Sơn Dương về nhận thức về giá trị sống của học sinh, mức độ và hiệu quả việc giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động tập thể.

- Phương pháp quan sát: Nghiên cứu các thiết kế và quan sát các hoạt động tập thể của nhà trường THPT huyện Sơn Dương để làm cơ sở đề xuất biện pháp và quy trình giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động tập thể.

- Nhóm phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin về nhận thức, ý nghĩa, mức độ và hiệu quả giáo dục giá trị sống cho học sinh và việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể ở các trường THPT huyện Sơn Dương hiện nay.

Phiếu điều tra đối với học sinh gồm 8 câu hỏi và phiếu điều tra giáo viên gồm 9 câu hỏi. Kết quả thu được làm căn cứ đề xuất quy trình và giải pháp dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể.

2.2.4.2. Xử lý số liệu khảo sát

- Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo tỷ lệ % và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc.

- Điểm trung bình các mục trong các bảng được tính theo công thức:

X Ki i X Ki i X Ki N     

Các đại lượng trong công thức được quy địnhX : Điểm trung bình; Ki: Số người cho điểm sốXi; N: Số người tham gia đánh giá.

- Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng hoá các mức độ đánh giá, chúng tôi đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức độ đó, khoảng cách giữa các thang đo là: (4-3)/4 = 0,75. Cách tính điểm được thể hiện như sau:

Các mức độ Điểm

4 3 2 1

Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

Mức độ chất lượng Tốt Khá Trung bình Yếu

Mức độ phù hợp Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Mức điểm 3,26 - 4,0 2,51 - 3,25 1,76 - 2,50 1- 1,75

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về giá trị sống và giáo dục giá trị sống dục giá trị sống

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về giá trị sống và giáo dục giá trị sống, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi trên 7 CB quản lý, 63 giáo viên và 140 HS tại 07 trường THPT trong huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Sau quá trình khảo sát thực tế, xử lý số liệu và phân tích thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về giá trị sống. Kết quả thu được như sau:

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về giá trị sống.

Được thể hiện thông qua ý kiến lựa chọn của giáo viên và học sinh đối với nội dung liên quan đến giá trị sống. Kết quả theo bảng 2.1.

Để khảo sát nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh, tác giả đã tiến hành sử dụng câu hỏi khảo sát về khái niệm giá trị sống khác nhau trong đó câu trả lời số 4 là khái niệm đúng nhất về giá trị sống. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ cán bộ giáo viên có ý kiến đúng về khái niệm giá trị sống là 78,6% cho thấy các thầy cô giáo tại các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có kiến thức, hiểu biết cơ bản về giá trị sống, đây là thuận lợi trong việc triển khai, chỉ đạo các hoạt động về giáo dục giá trị sống trong các trường THPT; số ý kiến còn lại lựa chọn những khái niệm giá trị sống nghiêng nhiều về việc coi giá trị sống dừng lại ở những điều có ý nghĩa, chi phối khả năng hành vi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. (18,6% ý kiến). Với học sinh, tỷ lệ ý kiến đúng chỉ có 65,0%, vẫn còn tỷ lệ 35% học sinh có nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm giá trị sống, vẫn nghiêng về khả năng và hành vi cá nhân chưa chuẩn về giá trị cốt lõi trong xã hội

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về giá trị sống TT Ni dung Ý kiến Giáo viên N= 70 Học sinh N=140 SL % SL %

1 Giá trị sống là những giá trị giúp con người

khẳng định được bản thân trong đời sống xã hội. 2 2,9 11 7,9

2

Giá trị sống là khả năng làm thay đổi hành vi và ứng xử của mình một cách phù hợp, qua đó giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

4 5,7 18 12,9

3

Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức rất quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa, luôn mong đợi. Chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.

9 12,9 20 14,3

4

Giá trị sống là một hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn, quan niệm về cái thiện, cái ác được thừa nhận trong xã hội, được cá nhân lựa chọn và thể hiện trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống

55 78,6 91 65,0

Từ bảng số liệu cho thấy nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về khái niệm giá trị sống là khá tương đồng và đa số đã có nhận thức đúng, đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động dạy học, giáo dục về giá trị sống trong nhà trường đồng thời là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tại thời điểm khảo sát.

2.3.1.2. Th c tr ng nh n th c c a cán b , giáo viên và h c sinh v giáo d c giá tr s ng

- Về tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống: Để tìm hiểu tiếp thực trạng của việc giáo dục giá trị sống hiện nay có tầm qua trọng ra sao với nhận thức của học sinh về giá trị sống. Tác giả đã đặt ra câu hỏi với cán bộ quản lý, giáo viên và học

sinh về 4 mức độ rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng phải giáo dục giá trị sống trong nhà trường THPT. Kết quả thu được như sau:

+ Về phía cán bộ quản lý: có 75.8% CBQL cho rằng giáo dục giá trị sống cho học sinh là rất quan trọng, 24.2% cho là quan trọng, không có ý kiến coi là ít quan trọng và không quan trọng

+ Về phía giáo viên: 57.3% giáo viên cho rằng giáo dục giá trị sống cho học sinh là rất quan trọng, có 42.7% giáo viên cho là quan trọng, không có GV cho là ít hay không quan trọng.

+ Về phía học sinh: 32% HS đánh giá ở mức độ rất quan trọng, 35.5% cho là quan trọng, có 14,8% cho rằng ít quan trọng và 17.7% cho là không quan trọng.

Nhìn vào số liệu trên cho thấy đa số cán bộ, giáo viên và học sinh cho rằng việc giáo dục giá trị sống cho HS là rất quan trọng và quan trọng. Tuy nhiên cẫn có 14,8% học sinh cho rằng ít quan trọng và 17,7% học sinh không nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống trong nhà trường THPT. Mặc dù tỷ lệ này không phải cao nhưng các cán bộ giáo viên cần lưu tâm để có các biện pháp giáo dục nhận thức cho HS một cách đúng đắn nhất.

- Về nhận thức của cán bộ giáo viên về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh. Để tìm hiểu kỹ hơn về giáo dục giá trị sống, tác giả tiến hành khảo sát cán bộ giáo viên về khái niệm giáo dục giá trị sống. Kết quả thu được trong bảng 2.2

Giáo dục giá trị sống là một quá trình tổ chức hướng dẫn của nhà giáo dục một cách có mục đích có kế hoạch nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học trong việc lựa chọn và thể hiện những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống, có 85,7% Cán bộ quản lý có nhận thức đúng, đầy đủ về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh, 14,6% cán bộ quản lý nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh, các đồng chí thường cho rằng giáo dục giá trị sống cho HS quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến học sinh để học sinh có nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với các giá trị sống. Đây là hướng tiếp cận đúng nhưng chưa đầy đủ khi làm rõ nội hàm của hành vi thể hiện giá trị sống. Về phía GV có 73% GV có nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh, 27% GV nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh. Tỷ lệ nhận thức chưa đúng của GV cao hơn so với CBQL, tuy nhiên phần đa số các CBQL, GV được khảo sát đã có

Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ, giáo viên về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh

Stt Nội dung CB N=7 GV,N=63 Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến học sinh để học sinh có nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với các giá trị sống

1 14,3 8 12,8

2

Là quá trình trang bị cho học sinh các kiến thức về giá trị sống, giúp các em tích cực chủ động hơn trong các mối quan hệ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)