Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 44)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua

Mục đích cuối cùng là đảm bảo quá trình giáo dục giá trị sống diễn ra một cách tự nhiên, đúng quy trình và tạo được động lực cho quá trình hoạt động giáo dục và rèn luyện tri thức, thái độ và hành vi cho học sinh THPT.

1.4.4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể tập thể

Về cơ bản giáo dục giá trị sống cũng như giáo dục các nội dung khác cho học sinh THPT chúng ta cũng cần có những phương pháp giống nhau. Tuy nhiên đối với việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể thì chúng ta cần tiếp cận theo các hướng như: định hướng, đồng nhất hóa giá trị sống; hình thành thái độ, thói quen hành vi đạo đức. Do vậy phải áp dụng các phương pháp, hình thức phù hợp với đặc điểm và khả năng của học sinh khi tham gia vào hoạt động tập thể.

1.4.4.1. Phương pháp nêu gương/mô hình mẫu

Người thầy là tấm gương để trò soi vào, để trò học làm người. Chính vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người tổ chức, điều khiển giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể rất cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề… đó là những kỹ năng đòi hỏi người thầy luôn phải tự rèn luyện mình để công tác để giáo dục học sinh có hiệu quả hơn.

1.4.4.2. Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác

Để học sinh hiểu và cảm nhận sâu sắc về các giá trị sống, giáo viên khi tổ chức hoạt động tập thể cần giải thích cho học sinh về các giá trị, những thể hiện đa dạng của giá trị sống trong từng hành vi của con người trong thực tiễn xã hội. Phần giới thiệu mục tiêu thường được thực hiện bằng phương pháp thuyết trình, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, dưới dạng lấy phiếu nhu cầu, dưới dạng trò chơi, câu đố… Các

phương pháp lựa chọn cần tạo ra sự thu hút và nảy sinh động cơ, nhu cầu muốn tìm hiểu ở học sinh.

1.4.4.3. Phương pháp động não

Với mục đích làm cho học sinh tích cực và chủ động, sáng tạo tham gia vào hoạt động tập thể, phương pháp kích não (động não, bão não, khởi động…) rất nên sử dụng. Học sinh phải đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đã có chút ít kinh nghiệm, hiểu biết hoặc về một vấn đề mới trên cơ sở được cung cấp một số thông tin cơ bản và cần thiết. Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp có ích để thu thập một danh sách các thông tin.

1.4.4.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống

Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết chọn lọc nhằm tạo ra một tình huống thật để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề. Trong hoạt động tập thể có thể được thực hiện qua quan sát video mà không phải ở dạng văn bản. Tình huống sử dụng phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những hoàn cảnh khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.

Tình huống được xây dựng hay tuyển chọn cần sát với mục tiêu cần hình thành ở học sinh. Giáo viên là người hiểu rõ tình huống và mục đích giáo dục có thể đạt được từ tình huống.

1.4.4.5. Phương pháp trò chơi

Đây là phương pháp khá phổ biến trong giáo dục tập thể, là sự tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó giáo dục các giá trị sống cần thiết. Giá trị sống được hình thành khi học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi, bởi cá nhân thể hiện như thế nào trong trò chơi thì phần lớn cá nhân đó thể hiện như thế trong cuộc sống thực. Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Trò chơi có rất nhiều ưu điểm trong việc giáo dục giá trị sống cho học sinh như: giúp học sinh rèn luyện khả năng quyết định lựa cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống; hình thành năng lực quan sát, kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi; tiếp thu giá trị sống một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán; Hoẹt động giáo dục diễn ra một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong

học tập; giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.

1.4.4.6. Phương pháp hoạt động nhóm

Là phương pháp giúp tăng cường sự trải nghiệm và để đưa ra cách giải quyết theo kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Thực chất của phương pháp này là để người cùng tham gia trao đổi các giá trị sống theo nhóm nhỏ. Khi học sinh được thảo luận hay làm việc nhóm về giáo dục giá trị, sẽ tạo cơ hội cho các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến thái độ, giá trị hay kỹ năng cần hình thành.

Trong hoạt động giáo dục giá trị sống có thể xảy ra những mâu thuẫn, do vậy thảo luận có thể giúp cho mâu thuẫn được giải quyết và từ đó tạo bầu không khí cởi mở để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đó. Một khi những giá trị tích cực được khám phá, học sinh sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị; dần dần họ thấy tự do và có ý chí mạnh mẽ để hành động khác đi.

1.4.4.7. Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là một phương pháp trong hoạt động nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một giá trị bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này, mà hơn thế, điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Bởi vì thay đổi hành vi luôn luôn là việc khó, nếu chỉ học và thực hành trải nghiệm các giá trị trong các tình huống giả định thì chưa thể đảm bảo học sinh sẽ có hành vi tích cực bền vững. Do vậy cần có sự thảo luận, vận dụng những điều học vào thực tiễn, củng cố những hành vi tích cực, tránh lặp lại những thói quen, hành vi tiêu cực.

1.4.4.8. Phương pháp tưởng tượng/nội suy

Các hoạt động tập trung tưởng tượng và suy ngẫm yêu cầu học sinh đưa ra những ý tưởng của riêng mình. Ví dụ, học sinh được yêu cầu hình dung về một thế giới hòa bình. Khi mường tượng ra những giá trị được ứng dụng, học sinh có thể trải nghiệm và suy ngẫm về những ý tưởng của mình. Đây là phương pháp giúp hoạt động tập thể hướng mọi người tập trung vào không gian giá trị sống làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân trở nên dễ dàng hơn, thú vị hơn.

1.4.4.9. Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa

ngẫm hoặc lên kế hoạch cho nhóm về những hoạt động nghệ thuật, viết nhật ký, hoặc kịch,…giúp hình thành bản đồ tâm trí về các giá trị và phản giá trị để xem xét các tác động của giá trị và phản giá trị đối với bản thân, đối với các mối quan hệ và xã hội. Các hoạt động giáo dục giá trị có thể khơi dậy niềm thích thú thật sự, cổ vũ và thúc đẩy động cơ học tập ở học sinh.

1.4.4.10. Phương pháp trải nghiệm/thực hành

Để học sinh được thấm nhuần những giá trị sống đã học được, việc tổ chức các hoạt động thực tiễn có sự phân tích ý nghĩa, khơi dạy các cảm xúc của các cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động là quá trình đưa các giá trị vào thực tiễn cuộc sống của mình. Nhà giáo dục cần có kế hoạch cụ thể, với mục đích rõ ràng để đưa ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 44)