Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do đó nội dung giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể tập trung vào giáo dục hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Những giá trị sống cần giáo dục cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể là:

1. Hòa bình: Đó là một thế giới không có chiến tranh, xây dựng một thế giới hòa bình. Hòa bình là trạng thái sống trong sự tĩnh lặng của nội tâm, tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc. Giá trị này sẽ giúp các em hành động có suy nghĩ, bền vững trong từng việc làm.

2. Tôn trọng: Tôn trọng trước hết là sự tự trọng - là biết giá trị của mình, sau đó tôn trọng là lắng nghe người khác là biết người khác có giá trị như mình. Giá trị

này sẽ giúp các em tự tin trong hành động, biết tự phê và phê bình, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác.

3. Hợp tác: Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau, cùng hướng về một mục tiêu chung. Hợp tác phải được sự chỉ đạo của nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau. Giá trị hợp tác sẽ giúp học sinh có thói quen làm việc tập thể và vì tập thể.

4. Trách nhiệm: Trách nhiệm là việc bạn góp phần mình vào công việc chung, thực hiện nhiệm vụ bởi lòng trung thực. Trách nhiệm giúp học sinh thể hiện hành động một cách đầy đủ, mang lại hiệu quả cao trong mỗi công việc.

5. Trung thực: Trung thực là nói sự thật. Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động đem lại sự hòa thuận. Trung thực giúp học sinh tôn trọng sự thật, hành động theo lẽ phải.

6. Giản dị: Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là chấp nhận hiện tại và không làm mọi thứ trở lên phức tạp. Giản dị mang lại cho học sinh phong cách sống thoải mái, tự tin, quan điểm hành động thuận theo tự nhiên, việc làm theo trình tự, kết quả vì thế mà đảm bảo sự vững chắc hơn.

7. Khiêm tốn: Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản và có hiệu quả. Khiêm tốn gắn liền với tự trọng, nhận biết khả năng, ưu thế của mình nhưng không khoác lác, khoe khoang. Học sinh biết được giá trị khiêm tốn sẽ học tập và rèn luyện theo đúng khả năng của mình. Đồng thời sẽ định hướng được tương lai nghề nghiệp cho bản thân.

8. Khoan dung: Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau. Khoan dung là sự thể hiện cá tính trong việc biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hòa. Giá trị này càng củng cố cho tinh thần làm việc tập thể, đồng thời biết cách ứng xử với mọi người xung quanh theo hướng thân thiện, hiểu biết lẫn nhau.

9. Đoàn kết: Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể. Đoàn kết tạo điều kiện cho các em gắn kết trong một tập thể, phối hợp nhịp nhàng, tạo sức mạnh trong hành động.

10.Yêu thương: Yêu thương là biết nhận ra giá trị của bản thân mình và giá trị của người khác, muốn làm điều tốt cho họ, biết lắng nghe và chia sẻ. Giá trị yêu thương sẽ làm cuộc sống các em thêm thi vị, hành động có động lực để phấn đấu, công việc nhờ đó mà thành công hơn rất nhiều.

11. Tự do: Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy mỗi người có bổn phận tôn trọng quyền lợi của người khác. Giá trị tự do là giá trị đáng quý của

nhân loại, với học sinh thì tự do không chỉ đơn thuần đáp ứng yêu cầu về đặc điểm lứa tuổi mà nó còn giúp các em chủ động trong mọi công việc.

12. Hạnh phúc: Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột hay dẫn đến xu hướng bạo lực. Học sinh nếu hiểu được giá trị hạnh phúc sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng, sẽ làm được nhiều việc hơn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hơn thế nữa học sinh sẽ thấy cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn.

Đây là 12 giá trị cốt lõi cần hình thành cho học sinh trong quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)