Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống qua hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống qua hoạt động

cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Thông qua việc khảo sát ý kiến các cán bộ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đang tham gia công tác Đoàn trường học và học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể. Kết quả thu được ở bảng 2.11 và 2.12

Bảng 2.11: Đánh giá của cán bộ giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể cho học sinh THPT

Stt Những ảnh hưởng Tổng hợp ý kiến Tỷ lệ % Thứ tự

1 Sự hạn chế về năng lực tổ chức hoạt động giáo

dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên 37 52,9 4

2 Tài liệu hướng dẫn còn chưa khoa học, phù hợp

với việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 8 11,4 7

3

Chương trình hoạt động chưa có tính pháp lý ràng buộc phải thực hiện giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

41 58,6 2

4

Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động tập thể có giáo dục giá trị sống còn thiếu.

39 55,7 3

5

Lãnh đạo nhà trường ít quan tâm đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể

11 15,7 6

6

Học sinh còn thụ động, thiếu tự tin, chưa tích cực trong việc thể hiện các giá trị sống trong các kỹ năng hoạt động cụ thể

32 45,7 5

7

Môi trường giáo dục, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (Công đoàn, Đoàn TN, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh…) còn ít

45 64,3 1

Bảng 2.12: Đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể của học sinh THPT.

Stt Những ảnh hưởng Tổng hợp

ý kiến

Tỷ lệ

% Thứ tự

1.

Bản thân còn thụ động, thiếu sự tự tin, chưa tích cực của bản thân trong quá trình hoạt động

61 43,6 4

2

Trong các hoạt động tập thể, các thầy cô giáo đã quan tâm, sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống còn chưa cụ thể và phù hợp.

84 60,0 3

3

Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể còn thiếu.

118 84,3 1

4

Nhà trường ít quan tâm đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể

91 65,0 2

5

Môi trường giáo dục, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (Công đoàn, Đoàn TN, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh…) còn ít

48 34,3 5

6 Ảnh hưởng khác 15 10,7 6

Nhìn vào kết quả bảng 2.11 và 2.12 tác giả nhận định về các yếu tố ảnh hưởng mà giáo viên và học sinh gặp phải trong quá trình tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể như sau:

- Ảnh hưởng từ giáo viên: Đã có 52.9% ý kiến của GV cho rằng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh còn hạn chế, 60% học sinh cho rằngsự quan tâm, sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống còn chưa cụ thể và phù hợp. Về nguyên nhân ảnh hưởng theo đánh giá của giáo viên thì 11,4% cho rằng tài liệu hướng dẫn còn ít và 58,6% cho rằng chưa có tính pháp lý ràng buộc, chủ yếu là do tính cấp bách đặc thù của từng trường học. Thực trạng đó nói lên khả năng tổ chức, hướng dẫn giáo dục các giá trị sống trong các hoạt động tập thể của giáo viên ở trường THPT còn hạn chế. Người tổ chức chủ yếu là giáo viên kiêm

nhiệm công tác đoàn thể nên thời gian và năng lực tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể còn hạn chế. Đơn cử như năng lực làm chủ chương trình, năng lực tạo bầu không khí, tổ chức trò chơi, bao quát hoạt động...

- Ảnh hưởng từ học sinh: 47,1% giáo viên và 43,6 lựa chọn ảnh hưởng này. Có thể thấy do điều kiện kinh tế, địa lý, dân trí nên vẫn còn e ngại, chưa biết cách và chưa phát huy hết khả năng trong mỗi hoạt động. Một số trường có lượng học sinh đông, mặt bằng nhận thức khác nhau nên khó tổ chức, khó đáp ứng được nhu cầu phát triển các giá trị sống cho từng học sinh trong các hoạt đọng tập thể. Từ thực tế đó đặt ra vấn đề cần có những hoạt động tập thể có nội dung cấp thiết, có các kĩ năng mang tính chuẩn mực để giúp học sinh xác định đúng giá trị của mình. Các yếu tố tâm lý tác động hình thành nên tính cách, khí chất sẽ giúp người tổ chức lựa chọn hoạt động tập thể cho phù hợp, qua đó tạo động lực cho học sinh rèn luyện để hình thành giá trị.

- Về ảnh hưởng từ phía nhà trường: Được đánh giá ở 2 góc độ đó là sự quan tâm và tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể. Kết quả cho thấy:

+ Có 15,7 giáo viên và 65% học sinh cho rằng việc nhà trường ít quan tâm đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống. Đối với giáo viên tỷ lệ này là ít tuy nhiên theo đánh giá của học sinh vẫn ở mức cao, qua tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này thì được biết: Do giáo viên cho rằng việc tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể là quá trình diễn ra giữa giáo viên với vai trò tổ chức, hướng dẫn với học sinh với vai trò chủ thể hoạt động. Do vậy sự quan tâm, động viên của nhà trường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động. Với học sinh thì các em cho rằng cần có sự quan tâm, động viên của các thầy cô giáo mới kích thích các em nâng cao vai trò chủ thể hoạt động của mình.

+ Về về cơ sở vật chất có 55,7% giáo viên và 84.3% học sinh cho rằng cơ sở vật chất thiếu thốn có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể. Thực tế các trường THPT trong huyện Sơn Dương có cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tập thể còn thiếu như nhà đa năng, sân khấu ngoài trời, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động như máy chiếu, tranh ảnh .... làm ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể nói chung và hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống nói riêng

- Về ảnh hưởng từ môi trường giáo dục, việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường khi tiến hành tổ chức các hoạt động tập thể đã có

64,3% giáo viên và 34,3% học sinh lựa chọn. Điều đó cho thấy việc giáo dục giá trị sống cho học sinh muốn thành công rất cần có môi trường giáo dục, sự quan tâm, đầu tư của nhiều lực lượng để hoạt động diễn ra hiệu quả. Thực tế cho thấy trên địa bàn có những gia đình học sinh thường đi làm xa, sự đầu tư cho con em học tập còn hạn chế nên học sinh thiếu điều kiện để bồi dưỡng học tập thêm. Các tổ chức trong nhà trường còn khó khăn trong việc tiếp cận các học sinh ngoài thời gian học tập tại trường vì học sinh phân tán ở những khu vực cách xa trường.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể

2.4.1. Đánh giá về nhận thức

- Về phía cán bộ giáo viên: đa số cán bộ giáo viên khi được hỏi đã có nhận thức đúng về khái niệm giá trị sống, ý nghĩa của giá trị sống đối với con người nhất là học sinh. Đội ngũ cán bộ giáo viên có nhận thức đúng về khái niệm, vai trò của giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT, tuy nhiên tỷ lệ GV nhận thức chưa đúng về khái niệm giáo dục giá trị sống vẫn có tới 21,4%. Tất cả cán bộ giáo viên đều cho rằng cần thiết phải giáo dục giá trị sống cho học sinh.

- Về phía học sinh đã có nhận thức đúng về khái niệm, ý nghĩa của giá trị sống, tuy nhiên tỷ lệ này mới có 65% là chưa thực sự cao. Vẫn có 16,4% học sinh cho rằng không cần thiết phải giáo dục giá trị sống.

Như vậy có thể thấy nhận thức của cán bộ, giáo viên vẫn chưa thật sự sâu sắc, chưa trở thành yếu tố thúc đẩy việc triển khai tổ chức hoạt động tập thể trong nhà trường THPT ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

2.4.2. Đánh giá về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống

Nhìn chung nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh đã được thực hiện thường xuyên trong một số hoạt động của nhà trường chứ chưa thực hiện tích hợp trong các hoạt động nhất là hoạt động tập thể. Từ thực tế này dẫn đến các hoạt động dạy học, giáo dục về giá trị sống chưa đảm bảo được yêu cầu hiện nay.

Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT đã được nhà trường tổ chức qua con đường dạy học và thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua

con đường dạy học phần lớn mới chỉ tiếp cận dưới góc độ nội dung môn học chiếm ưu thế, các bài học về giáo dục công dân. Phương pháp sử dụng trong giáo dục giá trị sống cho HS chủ yếu là các phương pháp thuyết trình, trao đổi đàm thoại, các phương pháp giáo dục tích cực như trò chơi, hoạt động nhóm. Các hình thức để vận dụng trong quá trình giáo dục mới dừng lại ở một số hình thức như nói chuyện truyền thống, sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt tập thể hàng tuần. Hiệu quả giáo dục giá trị sống chư cao, ở mức độ khá và trung bình.

Hoạt động tập thể là hoạt động có thế mạnh trong giáo dục giá trị sống cho học sinh, tuy nhiên mức độ khai thác để tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống chưa nhiều, chưa sâu, chưa kết hợp đa dạng các hình thức và chưa phát huy được các hoạt động lao động trải nghiệm sáng tạo. Nội dung này đã được tác giả quan tâm tâm khi lựa chọn việc xây dựng quy trình và biện pháp giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể. Từ đó sẽ tạo nền tảng cho học sinh giáo dục kỹ năng sống, hình thành giá trị sống thông qua hoạt động. Trong khi tiến hành hoạt động tập thể thì đã phát huy các năng khiếu của học sinh, lôi cuốn các em tham gia vào các phần trong hoạt động tập thể. Do đó các hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống cho học sinh được thực hiện theo định kỳ và có chất lượng hơn.

2.4.3. Nguyên nhân thực trạng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân chủ quan do: Năng lực tích hợp mục tiêu nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh trong dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên còn hạn chế; do bản thân học sinh còn thiếu tự tin, chưa chủ động và chưa được định hướng giáo dục các giá trị trong mỗi hoạt động. Nguyên nhân khách quan do qui định chương trình giáo dục ở trường phổ thông còn nặng, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, sự quan tâm của nhà trường và việc phối hợp trong giáo dục giá trị thông qua hoạt động của các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Có nhiều nội dung giáo dục cần tích hợp trong chương trình, để giáo dục giá trị sống cho HS đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều công sức, đổi mới trong thiết kế, tổ chức bài học, hoạt động, đầu tư trong sưu tầm các nguồn tài liệu về giá trị sống vì vậy cần rất nhiều thời gian và sự đầu tư, sự hỗ trợ của cơ sở vật chất tài chính rất quan trọng để thực hiện các hoạt động này.

Kết luận chương 2

Nhận thức của cán bộ giáo viên các trường THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang về giá trị sống, về giáo dục giá trị sống cho HS là tương đối đúng, có nội dung đã nhận thức đầy đủ nhưng chưa thật sự sâu sắc. Thực trạng nhận thức này tạo ra những thuận lợi trong quá trình tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục giá trị sống cốt lõi cho học sinh. Hiện nay học sinh THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương đã hình thành nhận thức về các giá trị sống biểu hiện qua thái độ, xúc cảm ở một số giá trị cốt lõi, tuy nhiên việc thể hiện tình cảm và hành vi mang tính giá trị thì chưa có nhiều.

Về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức ở một số hoạt động tập thể có tích hợp giáo dục giá trị sống vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng thực hiện và hiệu quả mang lại chưa đảm bảo yêu cầu của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Có lúc các hoạt động tập thể thực hiện chưa đồng bộ, chưa rõ các giá trị sống trong các hoạt động trong giáo dục cho học sinh. Vì vậy cần có những biện pháp để tăng cường đưa nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động. Thực tế ở một số hoạt động giáo dục giá trị sống có lúc đã tổ chức đa dạng các phương pháp, các hình thức hiệu quả mang lại chưa cao.

Những ảnh hưởng đến quá trình giáo dục giá trị sống của giáo viên và học sinh thường gặp thông qua các hoạt động tập thể là yếu tố cản trở quá trình này vì vậy cần có những biện pháp khắc phục để quá trình này diễn ra thuận lợi nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

Ở HUYỆN SƠN DƯƠNG TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục

Đây là nguyên tắc có tính xuyên suốt, chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động tập thể. Mọi hoạt động tập thể của GV và HS đều xuất phát từ mục tiêu giáo dục, đồng thời GV phải vận dụng mục tiêu giáo dục đó một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng nội dung giáo dục giá trị, lựa chọn vận dụng tìm tòi các phương pháp hình thức tổ chức hoạt động tập thể phù hợp để đạt được mục tiêu đặt ra.

Trong quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể thì GV với vai trò là người tổ chức bao giờ cũng hướng tới mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu cấp học và mục tiêu của chương trình giáo dục nói riêng đã đề ra. Khi xác định mục tiêu hoạt động cần có mục tiêu gần và mục tiêu xa. Mục tiêu gần là những mục tiêu cụ thể mà HS cần đạt được trong thời gian ngắn, có thể ngay trong mỗi hoạt động, để tạo ra phương tiện để đạt được mục tiêu xa. Mục tiêu gần của quá trình giáo dục giá trị sống cho HS là trang bị cho HS những kiến thức về giá trị sống để các em có hiểu biết về giá trị sống cốt lõi từ đó có thái độ, xúc cảm, tình cảm và hành vi phù hợp với chuẩn mực của đời sống. Mục tiêu xa là giáo dục cho HS các giá trị đạo đức nhân văn và phát huy những giá trị sống cốt lõi thông qua những kỹ năng sống mà học sinh rèn luyện trong hoạt động tập thể. Các mục tiêu giáo dục giá trị sống phải được phản ánh trong nội dung hoạt động, trong thực hiện phương pháp và hình thức tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)