Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức

giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua các hình thức hoạt động tập thể có ưu thế trong giáo dục giá trị sống cho học sinh như hình thức sinh hoạt tập thể hàng tuần, hoạt động chủ điểm trong các đợt thi đua và hình thức sinh hoạt chi đoàn... giáo viên tích hợp mục tiêu giáo dục giá trị sống vào mục tiêu hoạt động đồng thời tích hợp các nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua mục tiêu, ý nghĩa, những hành vi thể hiện giá trị... từ đó học sinh có thái độ sống tích cực, có hành vi thể hiện giá trị sống, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Thông qua các hoạt động tập thể có ưu thế giúp cho quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, thường xuyên, liên tục có thể đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững.

Mục tiêu của biện pháp này là xây dựng quy trình tích hợp giáo dục giá trị sống vào hoạt động từ đó định hướng, hướng dẫn cho giáo viên cách thức tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống theo qui trình đã xây dựng đồng thời để quá trình giáo dục giá trị sống được diễn ra tự nhiên, thường xuyên, liên tục trong trường phổ thông.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Nội dung chung là luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động thể; đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tập thể để thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động. Vì sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh THPT, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Các hoạt động được thiết kế phải bao gồm các dạng hoạt động cơ bản của lứa

tuổi học sinh THPT như: hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động văn hoá thể thao, hoạt động vui chơi giải trí.

3.2.2.3. Cách tiến hành biện pháp

Qui trình tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Vấn đề hôm nay:

Cách thực hiện: Người tổ chức nêu tên chủ đề hoạt động, đề cập đến thực trạng của vấn đề qua mục đích hoạt động và yêu cầu học sinh chuẩn bị những gì khi để đối phó, giải quyết vấn đề đó. Hình thức thực hiện bước này có thể thông qua phương pháp giảng giải, nêu vấn đề, tình huống, kịch, hát, đọc thơ.... Thời gian cho phần này chiếm 1/6 thời lượng của chương trình. Lưu ý phần này người tổ chức không nên tham kiến thức, nên dùng ngôn ngữ ngắn gọn nêu bật được vấn đề, hành động của học sinh phải tạo ấn tượng, không khí đầm ấm vui tươi.

Bảng 3.1. Minh họa về bước 1 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Chủ đề hoạt động

Hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh

Giá trị sống cần đạt

Tôn sư trọng đạo

Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu, mục đích, ý nghĩa của chương trình

Yêu thương Tôn trọng Hoạt động 2: Học sinh ngâm bài thơ “Phấn

trắng”, hát ca ngợi thầy cô giáo qua bài “Khi tóc thầy bạc”

Thực hiện phần này giúp học sinh bước vào hoạt động một cách tự nhiên như bất cứ một hoạt động nào cũng có phần tuyên bố, lý do, giới thiệu chương trình. Nhưng thay vì phải nghe nhiều lời phát biểu ôn lại truyền thống chúng ta lại được nghe những lời giản dị, mộc mạc qua những lời ca, đọc thơ với tiết tấu truyền cảm dễ tạo ấn tượng lúc ban đầu của chương trình hoạt động.

Nội dung bài thơ, bài hát cũng đã một phần thể hiện sự yêu thương, tôn trọng học sinh với người thầy giáo trong cuộc sống đời.

Bước 2: Ta đang ở đâu.

Sang phần này ta sẽ thu hút sự chú ý của học sinh bằng các ra câu hỏi xử lý tình huống; nêu và giải quyết vấn đề; kể một câu truyện bỏ trống phần kết thúc cho

học sinh trình bày ý kiến.... Đây là phần khá quan trọng của hoạt động vì nó đánh giá được thực trạng khả năng hiện tại về mức độ hình thành giá trị sống và khả năng tham gia các hoạt động, thái độ hòa nhập của học sinh, do đó thời gian cho phần này chiếm 2/3 thời lượng của chương trình. Lưu ý phần này người tổ chức nên tạo điều kiện cho học sinh thể hiện bằng thái độ, xúc cảm, tình cảm và hành vi. Người tổ chức phải có khả năng điều khiển hoạt động theo chủ đề đã chọn.

Bảng 3.2. Minh họa về bước 2 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Chủ đề hoạt động

Hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh

Giá trị sống cần đạt

Tôn sư trọng đạo

Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu và mời 2 đội chơi lên sân khấu bằng cách tổ chức trò chơi vận động với các câu hỏi trả lời bằng cách gật đầu, giơ tay và xua tay. 10 học sinh trả lời sai sẽ bị phạt trên sân khấu để chơi tiếp

Yêu thương Tôn trọng Hoạt động 2: Học sinh chú ý nghe và thực hiện

theo người quản trò. 10 học sinh trả lời sai sẽ lên sân khấu chơi theo hình thức “phạt”

Đây là hình thức không mới tuy nhiên đó là sự gắn kết giữa vận động và tiếp cận tri thức một cách tự nhiên mà không làm nhàm chán người tham gia. Các câu hỏi chuẩn bị thường là những câu hỏi và trả lời ngắn giúp học sinh suy nghĩa và trả lời nhanh bằng phản xạ. Qua đó ta cũng đo và đánh giá đầu vào về mức độ thực hiện giá trị sống của học sinh về vấn đề này thông qua việc mời học sinh trả lời chưa đúng lên sân khấu.

Bước 3: Ta sẽ làm gì:

Ở bước này ta sẽ yêu cầu học sinh nắm bắt thông tin qua những video quà tặng cuộc sống, những tấm gương, hình ảnh, số liệu thực tế, các cách giải quyết vấn đề mẫu để học sinh nhận thức, có thái độ tốt, xoay chuyển về xúc cảm, tình cảm và có hướng điều chỉnh hành vi. Hình thức hoạt động chủ yếu là cho học sinh lắng nghe, xem, cảm nhận. Thời gian cho phần này chiếm 1/6 thời lượng chương trình Lưu ý phần này người tổ chức nên chọn những kiến thức cô đọng, mang tính giáo dục cao,

Bảng 3.3. Minh họa về bước 3 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Chủ đề hoạt động

Hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh

Giá trị sống cần đạt

Tôn sư trọng đạo

Hoạt động 1: - Giáo viên giới thiệu và mời 02 thầy cô giáo lên nhận quà lưu niệm và mời thầy cô nói lên cảm xúc của mình về ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Yêu cầu 2 đội chơi xếp vào vị trí thảo luận và ghi chép theo ý hiểu những giá

trị sống mà các em cảm nhận được. Yêu thương Tôn trọng Hoạt động 2: Mời 01 học sinh lên cảm nhận của

em về ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và tổ chức hành động cho các bạn tặng hoa tới các thầy cô giáo trong trường (đã chuẩn bị trước). Hai đội chơi làm theo yêu cầu của người tổ chức.

Đây là hình thức phổ biến trong chương trình “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm. Qua câu truyện, kỷ niệm, hành động tôn sư trọng đạo đó đã tạo nên bài học cho các em học sinh về lòng yêu thương con người, về giá trị đạo đức, lối sống của người thầy, về các chuẩn mực giá trị yêu thương, tôn trọng của học sinh với các thầy cô giáo.

Bước 4: Hãy cùng hành động:

Đây là lúc bùng nổ các hành động đã bị dồn nén từ đầu chương trình. Là sự thể hiện những thái độ, xúc cảm, tình cảm ra ngoài bằng hành vi thông qua hoạt động. Hình thức hoạt động chủ yếu là trò chơi trí tuệ, đóng vai, thể hiện năng khiếu, xử lý tình huống, hùng biện .... Thời lượng cho phần này là chủ yếu với 1/3 thời gian chương trình. Lưu ý người tổ chức cần tạo điều kiện tối đa cho học sinh hoạt động, tự cảm nhận và thu hút sự tham gia của tất cả học sinh trong buổi giáo dục tập thể đó.

Bảng 3.4. Minh họa về bước 4 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Chủ đề hoạt động

Hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh

Giá trị sống cần đạt

Tôn sư trọng đạo

Hoạt động 1: - Giáo viên tổ chức cho 2 đội trải qua 2 phần thi: phát biểu cảm tưởng ngày 20-11 và phần thi xử lý tình huống.

Yêu thương Tôn trọng Hoạt động 2: Học sinh từng đội suy nghĩ, trả lời

theo yêu cầu và hướng dẫn ở bước 3. Tiếp theo là nghe, xem và xử lý tình huống đã được chuẩn bị từ trước.

Bước này là trọng tâm của hoạt động, mang lại một sân chơi hứng khởi cho học sinh THPT. Người tổ chức cần đưa ra hình thức hoạt động hợp lý, đảm bảo tính cao trào trong chương trình, giải tỏa sự ức chế, khao khát trong hoạt động, tạo nên một sân chơi tự nhiên thu hút đông đảo học sinh tham gia như tổ chức các phần thi giữa các đội nhau, phần thi giành cho người xem, người xem trợ giúp. Sự thành công của hoạt động là sự kết thúc chương trình một cách bất ngờ khi hoạt động đang lúc hào hứng, bùng nổ nhất, điều đó sẽ mang lại ấn tượng về nội dung của hoạt động. Đó là con đường hình thành giá trị sống trong hoạt động một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Sau khi chương trình kết thúc, thông qua bảng tin của Đoàn, đánh giá đầu ra của việc tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Một là: Giáo viên phải làm chủ chương trình hoạt động, nắm chắc mục tiêu, kiến thức về các giá trị cốt lõi và cách tổ chức các hoạt động để phối hợp, điều khiển chương trình theo ý đồ đã thiết kế trên cơ sở bầu không khí của hoạt động.

Hai là: Giáo viên phải lựa chọn và vận dụng được các câu lạc bộ, đội nhóm hoạt động trong trường để phát huy khả năng của các em.

Ba là: Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng yêu cầu tối thiểu về các phương tiện phục vụ chủ đề đã được thiết kế.

Bốn là: Giáo viên phải có kỹ năng thiết kế, tổ chức và các kỹ năng hoạt náo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)