Nguyên tắc đảm sự phù hợp với nội dung chương trình, đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Nguyên tắc đảm sự phù hợp với nội dung chương trình, đặc điểm

địa phương với đối tượng hoạt động tập thể

Thiết kế các hoạt động tập thể với mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh phải đảm bảo sự phù hợp với chương trình, nội dung giáo dục hiện hành ở trường THPT. Đồng thời chương trình xây dựng cần có sự linh hoạt và phù hợp với văn hóa địa phương và dân tộc, phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý của học sinh. Các hoạt động tập thể có tích hợp nội dung giá trị sống phải là những hoạt động giáo dục có tính định hướng, thiết thực không

theo phong trào hay mang tính hình thức. Do đó GV đặc biệt cần quan tâm đến trình độ nhận thức, khả năng và nhu cầu của HS từ đó tạo được hứng thú của HS trong quá trình thiết kế, tổ chức tham gia các hoạt động. Khi đó HS sẽ hứng thú, kích thích sự tò mò, tính tự giác chủ động trong việc tìm hiểu về giá trị sống. Mỗi hoạt động tập thể đều có những chủ đề khác nhau vì vậy giáo viên phải lựa chọn những giá trị sống phù hợp để đưa vào giáo dục để học sinh dễ hình dung và rèn luyện để hình thành chúng.

3.1.3. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên với vai trò trung tâm, phát huy tính tự giác, tính tích cực hoạt động của học sinh

Tính tự giác, tính tích cực hoạt động của HS là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi hoạt động tập thể. Trong giáo dục giá trị sống thì điều đó càng cần thiết hơn vì giá trị sống chỉ được hình thành khi chính học sinh chủ động hành động thông qua kỹ năng để chiếm lĩnh nó. Vì vậy GV cần phải phát huy tính tự giác, tính tích cực của HS trong các hoạt động tập thể có tích hợp giáo dục giá trị sống. Để làm được điều này GV phải xác định đúng vai trò của mình và vai trò của HS trong quá trình giáo dục. Tổ chức giáo dục giá trị sống phải được thực hiện qua các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tập thể tích cực để phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

3.1.4. Nguyên t c đ ả m b o s ph i h p gia các lc lư ợng trong và ngoài nhà trư ờ ng và ngoài nhà trư ờ ng

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường là yếu tố quan trọng trọng việc giáo dục giá trị sống cho HS thông qua hoạt động tập thể. Khi giáo dục giá trị sống thông qua một hoạt động tập thể nào đó thì đòi hỏi GV cần có phương tiện, không gian thời gian, những hình ảnh, tư liệu, trang phục phục vụ cho việc giáo dục các giá trị sống hoặc đưa HS tham gia các hoạt động thực tế. Làm được điều đó thì cần có sự hỗ trợ, sự phối hợp mật thiết giữa nhà trường với cơ quan hành chính địa phương để tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho GV,HS trong quá trình tổ chức các hoạt động tập thể về giá trị sống.

Các lực lượng khác như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh cần phối hợp với nhau trong mỗi hoạt động tập thể để tạo nên sự liên kết chặt chẽ, thống nhất trong công tác tổ chức khi hoạt động, tránh sự trùng lặp hoặc phân tán nhân lực tham gia. Giá trị sống cần được hình thành một cách bền vững sau mỗi hoạt động tập

thể nên việc giáo dục phải được củng cố trong các hoạt động ở mọi nơi, mọi lúc trong các tổ chức ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, thường xuyên, liên tục của hoạt động tập thể

Nguyên tắc này đòi hỏi giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt đọng tập thể phải được xem xét nghiên cứu, tiến hành một cách có hệ thống. Những kết quả giáo dục giá trị sống của hoạt động trước sẽ làm cơ sở để tiến hành giáo dục các giá trị tiếp theo ở hoạt động sau và phải luôn luôn được củng cố, thường xuyên, liên tục.

Thực tế giáo dục đã chứng minh: Nếu không có sự thống nhất các tác động trong giáo dục sẽ làm nảy sinh hàng loạt các yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả giáo dục.

Trong khi giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Nghiên cứu và tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS trong mỗi hoạt động tập thể cần đảm bảo sự thống nhất từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đến đánh giá kết quả hoạt động.

- Trình tự các bước trong mỗi hoạt động giáo dục giá tri sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, có mối quan hệ thống nhất để hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

- Khi lập kế hoạch giáo dục giá trị sống cho HS thông qua hoạt động tập thể cần phải xác định rõ quy mô, thời gian tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp và nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục giá trị sống.

3.2. Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

3.2.1. Tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể học sinh thông qua hoạt động tập thể

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Giúp cán bộ giáo viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể. Đồng thời giúp giáo viên có định hướng trong việc thiết kế nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động tập thể có giáo dục các giá trị sống cốt lõi cho học sinh. Đối với học sinh giúp nâng cao nhận thức về vai trò các giá trị sống trong từng hoạt động. Tạo nền tảng cho học sinh tích cực, chủ động tham gia vào

các hoạt động tập thể biểu hiện qua thái độ, xúc cảm, tình cảm và hành vi có giá trị trong đời sống xã hội.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và học sinh về giá trị sống nhân loại, của dân tộc nhất là những giá trị sống cốt lõi.

Giúp cán bộ giáo viên thấy rằng: Việc coi giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể là con đường để giáo dục giá trị phù hợp nhất với đặc điểm lứa tuổi và với đặc điểm truyền thống, phong tục, tập quán của học sinh huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Với học sinh thì thông qua hoạt động tập có giáo dục giá trị sống sẽ là nền tảng trong việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống, là những hình ảnh, biểu tượng tạo động lực cho sự tích cực tiếp thu, khắc sâu nội dung bài học trong chương trình giáo dục phổ thông.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Cán bộ quản lý các trường THPT chủ động xây dựng chủ trương, kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể có tích hợp các nội dung giáo dục giá trị sống thực hiện trong năm học. Tăng cường các hình thức tuyên truyền, thuyết phục để giáo viên và học sinh thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống khi tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh.

Giáo viên cần thông qua các tổ chức, tổ trưởng chuyên môn để cùng nghiên cứu xây dựng các hoạt động tập thể có nội dung tích hợp các giá trị sống và triển khai trong quá trình dạy học, giáo dục nhất là trong các hoạt động tập thể lớn của nhà trường.

Học sinh cần thấy tích cực, nhiệt tình và thể hiện bằng hành động hưởng ứng tham gia qua đó nâng cao nhận thức, hiểu biết và hình thành về giá trị sống.

Giáo viên cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng, trao đổi, học tập kinh nghiệm về giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động tập thể, tham gia các hội thảo khoa học liên quan để giáo viên tích lũy những kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Cần tổ chức hoạt động tập thể theo hướng phát triển năng lực cho HS, phát huy sự sáng tạo, chủ động, tò mò ham tìm tòi học hỏi cho HS qua các phương pháp, hình thức giáo dục tích cực.

thiết kế, lập kế hoạch tổ chức hoạt động tập thể để phát huy sự sáng tạo, tự chủ cũng như nâng cao nhận thức cho học sinh đối với nội dung giáo dục giá trị sống.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Cán bộ giáo viên và học sinh các trường THPT được nhận thức đầy đủ và sâu sắc về quá trình giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể sẽ tạo được sự đồng thuận, tích cực của giáo viên và học sinh trong tổ chức và tham gia các hoạt động tập thể có tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống.

Các tổ chức trong nhà trường có sự thống nhất về nhận thức, thái độ và chủ động phối hợp trong triển khai giáo dục giá trị sống cho học sinhthông qua các hoạt động tập thể.

3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế. giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua các hình thức hoạt động tập thể có ưu thế trong giáo dục giá trị sống cho học sinh như hình thức sinh hoạt tập thể hàng tuần, hoạt động chủ điểm trong các đợt thi đua và hình thức sinh hoạt chi đoàn... giáo viên tích hợp mục tiêu giáo dục giá trị sống vào mục tiêu hoạt động đồng thời tích hợp các nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua mục tiêu, ý nghĩa, những hành vi thể hiện giá trị... từ đó học sinh có thái độ sống tích cực, có hành vi thể hiện giá trị sống, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Thông qua các hoạt động tập thể có ưu thế giúp cho quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, thường xuyên, liên tục có thể đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững.

Mục tiêu của biện pháp này là xây dựng quy trình tích hợp giáo dục giá trị sống vào hoạt động từ đó định hướng, hướng dẫn cho giáo viên cách thức tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống theo qui trình đã xây dựng đồng thời để quá trình giáo dục giá trị sống được diễn ra tự nhiên, thường xuyên, liên tục trong trường phổ thông.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Nội dung chung là luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động thể; đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tập thể để thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động. Vì sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh THPT, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Các hoạt động được thiết kế phải bao gồm các dạng hoạt động cơ bản của lứa

tuổi học sinh THPT như: hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động văn hoá thể thao, hoạt động vui chơi giải trí.

3.2.2.3. Cách tiến hành biện pháp

Qui trình tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Vấn đề hôm nay:

Cách thực hiện: Người tổ chức nêu tên chủ đề hoạt động, đề cập đến thực trạng của vấn đề qua mục đích hoạt động và yêu cầu học sinh chuẩn bị những gì khi để đối phó, giải quyết vấn đề đó. Hình thức thực hiện bước này có thể thông qua phương pháp giảng giải, nêu vấn đề, tình huống, kịch, hát, đọc thơ.... Thời gian cho phần này chiếm 1/6 thời lượng của chương trình. Lưu ý phần này người tổ chức không nên tham kiến thức, nên dùng ngôn ngữ ngắn gọn nêu bật được vấn đề, hành động của học sinh phải tạo ấn tượng, không khí đầm ấm vui tươi.

Bảng 3.1. Minh họa về bước 1 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Chủ đề hoạt động

Hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh

Giá trị sống cần đạt

Tôn sư trọng đạo

Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu, mục đích, ý nghĩa của chương trình

Yêu thương Tôn trọng Hoạt động 2: Học sinh ngâm bài thơ “Phấn

trắng”, hát ca ngợi thầy cô giáo qua bài “Khi tóc thầy bạc”

Thực hiện phần này giúp học sinh bước vào hoạt động một cách tự nhiên như bất cứ một hoạt động nào cũng có phần tuyên bố, lý do, giới thiệu chương trình. Nhưng thay vì phải nghe nhiều lời phát biểu ôn lại truyền thống chúng ta lại được nghe những lời giản dị, mộc mạc qua những lời ca, đọc thơ với tiết tấu truyền cảm dễ tạo ấn tượng lúc ban đầu của chương trình hoạt động.

Nội dung bài thơ, bài hát cũng đã một phần thể hiện sự yêu thương, tôn trọng học sinh với người thầy giáo trong cuộc sống đời.

Bước 2: Ta đang ở đâu.

Sang phần này ta sẽ thu hút sự chú ý của học sinh bằng các ra câu hỏi xử lý tình huống; nêu và giải quyết vấn đề; kể một câu truyện bỏ trống phần kết thúc cho

học sinh trình bày ý kiến.... Đây là phần khá quan trọng của hoạt động vì nó đánh giá được thực trạng khả năng hiện tại về mức độ hình thành giá trị sống và khả năng tham gia các hoạt động, thái độ hòa nhập của học sinh, do đó thời gian cho phần này chiếm 2/3 thời lượng của chương trình. Lưu ý phần này người tổ chức nên tạo điều kiện cho học sinh thể hiện bằng thái độ, xúc cảm, tình cảm và hành vi. Người tổ chức phải có khả năng điều khiển hoạt động theo chủ đề đã chọn.

Bảng 3.2. Minh họa về bước 2 giáo dục giá trị yêu thương, tôn trọng qua hoạt động tập thể “tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Chủ đề hoạt động

Hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh

Giá trị sống cần đạt

Tôn sư trọng đạo

Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu và mời 2 đội chơi lên sân khấu bằng cách tổ chức trò chơi vận động với các câu hỏi trả lời bằng cách gật đầu, giơ tay và xua tay. 10 học sinh trả lời sai sẽ bị phạt trên sân khấu để chơi tiếp

Yêu thương Tôn trọng Hoạt động 2: Học sinh chú ý nghe và thực hiện

theo người quản trò. 10 học sinh trả lời sai sẽ lên sân khấu chơi theo hình thức “phạt”

Đây là hình thức không mới tuy nhiên đó là sự gắn kết giữa vận động và tiếp cận tri thức một cách tự nhiên mà không làm nhàm chán người tham gia. Các câu hỏi chuẩn bị thường là những câu hỏi và trả lời ngắn giúp học sinh suy nghĩa và trả lời nhanh bằng phản xạ. Qua đó ta cũng đo và đánh giá đầu vào về mức độ thực hiện giá trị sống của học sinh về vấn đề này thông qua việc mời học sinh trả lời chưa đúng lên sân khấu.

Bước 3: Ta sẽ làm gì:

Ở bước này ta sẽ yêu cầu học sinh nắm bắt thông tin qua những video quà tặng cuộc sống, những tấm gương, hình ảnh, số liệu thực tế, các cách giải quyết vấn đề mẫu để học sinh nhận thức, có thái độ tốt, xoay chuyển về xúc cảm, tình cảm và có hướng điều chỉnh hành vi. Hình thức hoạt động chủ yếu là cho học sinh lắng nghe, xem, cảm nhận. Thời gian cho phần này chiếm 1/6 thời lượng chương trình Lưu ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)