Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về giá trị sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 60)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về giá trị sống

huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về giá trị sống và giáo dục giá trị sống dục giá trị sống

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về giá trị sống và giáo dục giá trị sống, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi trên 7 CB quản lý, 63 giáo viên và 140 HS tại 07 trường THPT trong huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Sau quá trình khảo sát thực tế, xử lý số liệu và phân tích thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về giá trị sống. Kết quả thu được như sau:

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về giá trị sống.

Được thể hiện thông qua ý kiến lựa chọn của giáo viên và học sinh đối với nội dung liên quan đến giá trị sống. Kết quả theo bảng 2.1.

Để khảo sát nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh, tác giả đã tiến hành sử dụng câu hỏi khảo sát về khái niệm giá trị sống khác nhau trong đó câu trả lời số 4 là khái niệm đúng nhất về giá trị sống. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ cán bộ giáo viên có ý kiến đúng về khái niệm giá trị sống là 78,6% cho thấy các thầy cô giáo tại các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có kiến thức, hiểu biết cơ bản về giá trị sống, đây là thuận lợi trong việc triển khai, chỉ đạo các hoạt động về giáo dục giá trị sống trong các trường THPT; số ý kiến còn lại lựa chọn những khái niệm giá trị sống nghiêng nhiều về việc coi giá trị sống dừng lại ở những điều có ý nghĩa, chi phối khả năng hành vi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. (18,6% ý kiến). Với học sinh, tỷ lệ ý kiến đúng chỉ có 65,0%, vẫn còn tỷ lệ 35% học sinh có nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm giá trị sống, vẫn nghiêng về khả năng và hành vi cá nhân chưa chuẩn về giá trị cốt lõi trong xã hội

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về giá trị sống TT Ni dung Ý kiến Giáo viên N= 70 Học sinh N=140 SL % SL %

1 Giá trị sống là những giá trị giúp con người

khẳng định được bản thân trong đời sống xã hội. 2 2,9 11 7,9

2

Giá trị sống là khả năng làm thay đổi hành vi và ứng xử của mình một cách phù hợp, qua đó giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

4 5,7 18 12,9

3

Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức rất quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa, luôn mong đợi. Chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.

9 12,9 20 14,3

4

Giá trị sống là một hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn, quan niệm về cái thiện, cái ác được thừa nhận trong xã hội, được cá nhân lựa chọn và thể hiện trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống

55 78,6 91 65,0

Từ bảng số liệu cho thấy nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về khái niệm giá trị sống là khá tương đồng và đa số đã có nhận thức đúng, đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động dạy học, giáo dục về giá trị sống trong nhà trường đồng thời là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tại thời điểm khảo sát.

2.3.1.2. Th c tr ng nh n th c c a cán b , giáo viên và h c sinh v giáo d c giá tr s ng

- Về tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống: Để tìm hiểu tiếp thực trạng của việc giáo dục giá trị sống hiện nay có tầm qua trọng ra sao với nhận thức của học sinh về giá trị sống. Tác giả đã đặt ra câu hỏi với cán bộ quản lý, giáo viên và học

sinh về 4 mức độ rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng phải giáo dục giá trị sống trong nhà trường THPT. Kết quả thu được như sau:

+ Về phía cán bộ quản lý: có 75.8% CBQL cho rằng giáo dục giá trị sống cho học sinh là rất quan trọng, 24.2% cho là quan trọng, không có ý kiến coi là ít quan trọng và không quan trọng

+ Về phía giáo viên: 57.3% giáo viên cho rằng giáo dục giá trị sống cho học sinh là rất quan trọng, có 42.7% giáo viên cho là quan trọng, không có GV cho là ít hay không quan trọng.

+ Về phía học sinh: 32% HS đánh giá ở mức độ rất quan trọng, 35.5% cho là quan trọng, có 14,8% cho rằng ít quan trọng và 17.7% cho là không quan trọng.

Nhìn vào số liệu trên cho thấy đa số cán bộ, giáo viên và học sinh cho rằng việc giáo dục giá trị sống cho HS là rất quan trọng và quan trọng. Tuy nhiên cẫn có 14,8% học sinh cho rằng ít quan trọng và 17,7% học sinh không nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống trong nhà trường THPT. Mặc dù tỷ lệ này không phải cao nhưng các cán bộ giáo viên cần lưu tâm để có các biện pháp giáo dục nhận thức cho HS một cách đúng đắn nhất.

- Về nhận thức của cán bộ giáo viên về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh. Để tìm hiểu kỹ hơn về giáo dục giá trị sống, tác giả tiến hành khảo sát cán bộ giáo viên về khái niệm giáo dục giá trị sống. Kết quả thu được trong bảng 2.2

Giáo dục giá trị sống là một quá trình tổ chức hướng dẫn của nhà giáo dục một cách có mục đích có kế hoạch nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học trong việc lựa chọn và thể hiện những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống, có 85,7% Cán bộ quản lý có nhận thức đúng, đầy đủ về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh, 14,6% cán bộ quản lý nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh, các đồng chí thường cho rằng giáo dục giá trị sống cho HS quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến học sinh để học sinh có nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với các giá trị sống. Đây là hướng tiếp cận đúng nhưng chưa đầy đủ khi làm rõ nội hàm của hành vi thể hiện giá trị sống. Về phía GV có 73% GV có nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh, 27% GV nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh. Tỷ lệ nhận thức chưa đúng của GV cao hơn so với CBQL, tuy nhiên phần đa số các CBQL, GV được khảo sát đã có

Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ, giáo viên về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh

Stt Nội dung CB N=7 GV,N=63 Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến học sinh để học sinh có nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với các giá trị sống

1 14,3 8 12,8

2

Là quá trình trang bị cho học sinh các kiến thức về giá trị sống, giúp các em tích cực chủ động hơn trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống

0 0 4 6,3

3

Là một quá trình tổ chức hướng dẫn của nhà giáo dục một cách có mục đích có kế hoạch nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học trong việc lựa chọn và thể hiện những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống.

6 85,7 46 73,0

4

Là quá trình giáo dục cho học sinh biết cách lựa chọn và thể hiện những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống.

0 0 5 7,9

Chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nhận thức của cán bộ và giáo viên về vấn đề này bằng cách trao đổi trực tiếp với một số thầy cô giáo, anh Nông Đức Thuận, GV kiêm bí thư Đoàn trường THPT Kim Xuyên cho biết “Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh được triển khai chủ yếu trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp nên bản thân nhiều GV còn bỡ ngỡ trong việc nhìn nhận bản chất của khái niệm này. Theo tôi giáo dục giá trị sống cho học sinh là một quá trình tổ chức, điều khiển, dẫn dắt học sinh nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học trong việc lựa chọn và thể hiện những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống”.

- Về ý nghĩa của giáo dục giá trị sống. Giáo dục giá trị giá trị sống cho học sinh THPT có những ý nghĩa nhất định, nhận thức được ý nghĩa này là cơ sở quan trọng để cán bộ, giáo viên và học sinh tiến hành các hoạt động giáo dục giá trị sống trong nhà trường. Vì vậy tác giả đã tiếp tục khảo sát nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh. Kết quả thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về ý nghĩa giáo dục giá trị sống cho học sinh

Stt Nội dung CB, GV Xếp thứ hạng HS Xếp thứ hạng Ý kiến Tỷ lệ % Ý kiến Tỷ lệ % 1 Góp phần phát huy những giá trị truyền thống trong các hoạt động giáo dục

39 55,7 5 83 59,3 4

2 Tạo nền tảng cho học sinh rèn

luyện kỹ năng sống 40 57,1 4 78 55,7 5

3

Là con đường hình thành nhân cách học sinh một cách bền vững nhất

70 100,0 1 138 98,6 1

4

Góp phần giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm tích cực cho học sinh

65 92,9 3 120 85,7 2

5 Góp phần định hướng nghề

nghiệp cho học sinh 26 37,1 6 64 45,7 6

6

Kích thích hứng thú, tính tích cực học tập và tham gia các hoạt động của học sinh

52 74,3 2 115 82,1 3

Khi khảo sát nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống, tác giả đã đưa ra 6 ý nghĩa, kết quả khảo sát cho thấy các ý nghĩa 1,2,3, 4, 6 nhận được trên 50% ý kiến lựa chọn của cán bộ giáo viên và học sinh, trong đó ý nghĩa 2,3,4,6 nhận được sự đánh giá cao của cả cán bộ, giáo viên và học sinh. Giá trị sống tạo nền tảng cho học sinh rèn luyện kỹ năng sống, là con đường hình thành nhân cách học sinh một cách bền vững nhất. Trong các hoạt động giáo dục

giá trị sống tại trường đã góp phần giá trị truyền thống, giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, kích thích hứng thú học tập và tham gia các hoạt động của học sinh. Ngoài ra giáo dục giá trị sống còn có ý nghĩa trong việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trong tương lai khi học sinh đánh giá được khả năng của mình trong cuộc sống. Đó là những ý nghĩa cơ bản của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường THPT hiện nay. Tuy nhiên về phía HS vẫn còn 44,3% chưa nhận thấy được mặt ý nghĩa tạo nền tảng cho học sinh rèn luyện kỹ năng sống này, đó là sự kết nối giữa nhận thức và hành vi, từ nền tảng đến mục tiêu hoạt động cụ thể đòi hỏi các hoạt động giáo dục giá trị sống trong trường học phải có sự định hướng rõ ràng hơn . Nhận được sự đánh giá ở mức thấp là ý nghĩa 5 đó là ý nghĩa định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Để khẳng định rõ hơn, tác giả đã phỏng vấn nhóm học sinh tại trường THPT Sơn Nam về ý nghĩa của giá trị sống với hoạt động hướng nghiệp. Các em đã trả lời: Hoạt động hướng nghiệp của các em chủ yếu bị chi phối bởi thông tin các trường chuyên nghiệp cung cấp và sự tác động của gia đình. Khả năng giá trị bản thân chưa rõ ràng nên việc định hướng nghề nghiệp rất khó khăn. Điều này đặt ra cho các nhà giáo dục phải có biện pháp giúp các em cảm thấy tự tin hơn và nhận thức đúng giá trị bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)