8. Cấu trúc của luận văn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoà
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường là yếu tố quan trọng trọng việc giáo dục giá trị sống cho HS thông qua hoạt động tập thể. Khi giáo dục giá trị sống thông qua một hoạt động tập thể nào đó thì đòi hỏi GV cần có phương tiện, không gian thời gian, những hình ảnh, tư liệu, trang phục phục vụ cho việc giáo dục các giá trị sống hoặc đưa HS tham gia các hoạt động thực tế. Làm được điều đó thì cần có sự hỗ trợ, sự phối hợp mật thiết giữa nhà trường với cơ quan hành chính địa phương để tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho GV,HS trong quá trình tổ chức các hoạt động tập thể về giá trị sống.
Các lực lượng khác như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh cần phối hợp với nhau trong mỗi hoạt động tập thể để tạo nên sự liên kết chặt chẽ, thống nhất trong công tác tổ chức khi hoạt động, tránh sự trùng lặp hoặc phân tán nhân lực tham gia. Giá trị sống cần được hình thành một cách bền vững sau mỗi hoạt động tập
thể nên việc giáo dục phải được củng cố trong các hoạt động ở mọi nơi, mọi lúc trong các tổ chức ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, thường xuyên, liên tục của hoạt động tập thể
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt đọng tập thể phải được xem xét nghiên cứu, tiến hành một cách có hệ thống. Những kết quả giáo dục giá trị sống của hoạt động trước sẽ làm cơ sở để tiến hành giáo dục các giá trị tiếp theo ở hoạt động sau và phải luôn luôn được củng cố, thường xuyên, liên tục.
Thực tế giáo dục đã chứng minh: Nếu không có sự thống nhất các tác động trong giáo dục sẽ làm nảy sinh hàng loạt các yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả giáo dục.
Trong khi giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Nghiên cứu và tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS trong mỗi hoạt động tập thể cần đảm bảo sự thống nhất từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đến đánh giá kết quả hoạt động.
- Trình tự các bước trong mỗi hoạt động giáo dục giá tri sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, có mối quan hệ thống nhất để hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
- Khi lập kế hoạch giáo dục giá trị sống cho HS thông qua hoạt động tập thể cần phải xác định rõ quy mô, thời gian tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp và nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục giá trị sống.