Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 98)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động

có giáo dục giá trị sống cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu

Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh diễn ra thuận lợi cần có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố khác nhau. Mục tiêu của biện pháp này là các trường THPT cần tăng cường các nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động tập thể tích hợp giáo dục giá trị sống để hoạt động này được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả tốt.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Bằng các biện pháp cụ thể, các trường THPT cần tăng cường vốn đầu tư về kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất, thời gian, không gian và khai thác, sử dụng hiệu

qủa các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn tài chính để mở rộng quy mô tổ chức, số lượng các hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống, nâng cao chất lượng các hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống cho học sinh.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

GV tổ chức cần tận dụng tối đa nguồn lực của nhà trường để thực hiện việc giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động tập thể cho học sinh. các

Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch hoạt động giáo dục tập thể để GV, các lực lượng giáo dục khai thác và sử dụng hiệu quả, triệt để các không gian giáo dục, phương tiện thiết bị hiện có như sân khấu, hội trường, lớp học, nhà đa năng, phòng truyền thống, sân trường, sân tập thể dục thể thao....cho hoạt động giáo dục tập thể trong đó bao gồm hoạt động giáo dục giáo dục giá trị sống cho HS.

Tăng thêm nguồn kinh phí để mua sắm các phương tiện hỗ trợ tổ chức hoạt động tập thể như âm thanh, máy chiếu, màn hình, mô hình, tranh ảnh...

Khi xây dựng kế hoạch tài chính cho năm học nhà trường cần dành một phần ngân sách phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động tập thể chủ điểm cũng như đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị, cơ sơ vật chất phục vụ tốt cho việc tổ chức các hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn Thanh niên, GV cần tích cực huy động sự tài trợ về kinh phí, các phương tiện từ các lực lượng xã hội tại địa phương như các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức hoạt động về văn hóa nghệ thuật, từ hội cha mẹ học sinh...để tranh thủ kịp thời sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài trong quá trình tổ chức giáo dục giá trị sống cho HS thông qua các hoạt động tập thể.

Tăng cường xây dựng và hoàn thiện các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu truyên truyền, hướng dẫn rèn luyện các giá trị sống cốt lõi của bản thân trong mối quan hệ xã hội cho thư viện, phòng truyền thống của nhà trường. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho giáo viên, học sinh trong khi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục giá trị sống.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường, giáo viên cần nhận thức được rõ vai trò của trang thiết bị, kinh phí để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục về giá trị sống.

Các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức được vai trò của giáo dục trong việc hình thành giá trị sống cốt lõi cho học sinh để từ đó tích cực tham gia hỗ trợ về kinh phí, phương tiện vật chất cho quá trình này.

Nhà trường có cơ chế phối hợp thường xuyên, tạo lập các mối quan hệ với các lực lượng ngoài trường để tranh thủ những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung cũng như các hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)