Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 100)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang được nghiên cứu đề xuất có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Trong đó, biện pháp tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể là cơ sở, tạo động lực để nhà trường triển khai các hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Các biện pháp trọng tâm là: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế; giáo dục giá trị sống trong chương trình tổ chức Đoàn thanh niên trường học và giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ học, ngoài trường học. Ba biện pháp này được coi là trọng tâm vì chúng tạo ra sự chuyển biện về nhận thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm và hành vi có giá trị của học sinh theo hướng tích cực. Thông qua các hoạt động tập thể sẽ trang bị cho HS những giá trị sống cốt lõi, tạo nền tảng cho học sinh rèn luyện kỹ năng, hình thành nhân cách toàn diện bản thân. Các biện pháp này đồng thời cũng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện.

Biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS có tính chất tạo điều kiện hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả các biện pháp còn lại.

Để thực hiện có hiệu quả quá trình giáo dục giá trị sống cho HS thông qua các hoạt động tập thể ở các trường THPT cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)