Nhân tố thuộc về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 33 - 35)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.3.1. Nhân tố thuộc về phía ngân hàng

- Quy trình tín dụng: Là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều bước: tiếp thị, tiếp xúc khách hàng; thẩm định khả năng hiệu quả và khả năng trả nợ; quyết định cho vay; lập cấu trúc khoản vay, giải ngân; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và quá trình trả nợ của khách hàng; thu nợ, thu lãi, phí và xử lý các vấn đề phát sinh; cuối cùng là chấm dứt hợp đồng tín dụng. Các bước này mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, không thể bỏ qua một bước nào. Một quy trình tín dụng chặt chẽ, khoa học sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay thông qua việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên, giảm thiểu rủi ro, nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Đây chính là điều kiện để ngân hàng mở rộng tín dụng mà vẫn hạn chế và kiểm soát được chất lượng tín dụng. Nếu quy trình tín dụng không chặt chẽ sẽ dẫn đến không đánh giá kiểm soát được khoản vay, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Ngoài ra với một quy trình tín dụng xây dựng rườm rà sẽ làm mất nhiều thời gian cho cả hai bên và bỏ lỡ cơ hội tiếp cận các khách hàng tốt.

- Chính sách tín dụng: Là quỹ đạo quyết định đến hoạt động tín dụng của các NHTM, sẽ quyết định thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng tốt, đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, giúp ngân hàng gia tăng tín dụng phù hợp với năng lực và tiềm lực tài chính của mình, qua đó đảm bảo khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và an toàn trong hoạt động tín dụng. Ngược lại với chính sách tín dụng chung chung, thiếu sự đa dạng và hài hòa lợi ích sẽ không đáp ứng được nhu cầu thiết thực và sự phù hợp cho mỗi khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng tín dụng.

- Thông tin tín dụng: Có vai trò rất quan trọng trong quyết định cho vay, trong việc hạn chế và kiểm soát rủi ro của ngân hàng. Các NHTM thiếu hợp tác

trong việc chia sẽ thông tin do lợi ích cục bộ, sợ mất khách hàng…, ngoài ra vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) chưa thực sự hiệu quả do dữ liệu ngân hàng chưa đầy đủ, thông tin còn đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Vì vậy, thông tin tín dụng đầy đủ, có chất lượng (trung thực và mang tính dự đoán trong tương lai) sẽ giúp ngân hàng nhận định đúng về khách hàng, về sự biến động của thị trường. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn, chớp lấy cơ hội kinh doanh, không ngừng mở rộng khách hàng, tăng cường uy tín mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Thu thập thông tin tín dụng hạn chế hay ít quan tâm dẫn đến việc đánh giá thẩm định khách hàng sẽ sơ sài phiến diện, quyết định tín dụng sẽ thiếu tính chính xác, từ đó ảnh hưởng đến các khách hàng tốt hay sẽ không dự báo được rủi ro đối với khoản vay và khách hàng.

- Cán bộ tín dụng: Một khoản tín dụng chỉ có thể có chất lượng cao khi cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiều hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của khách hàng xin vay và đặc biệt là có đạo đức nghề

nghiệp, một trong các yếu tố quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng.

- Công tác tổ chức và kiểm tra tín dụng: Công tác tổ chức quản lý, phân công công việc rõ ràng, chuyên môn hoá sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, công tác kiểm tra nội bộ của NHTM cần tăng cường tính hiệu quả và có chế tài rõ ràng, nếu chỉ mang tính hình thức thì khả năng phát hiện rủi ro rất thấp. Một khi công tác tổ chức không tốt, cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

- Công nghệ ngân hàng: Một hệ thống công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế

sẽ giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng,

quản lý các khoản tín dụng một cách dễ dàng do đó chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao. Ngược lại với công nghệ phần mềm lạc hâu, không được đầu tư cải tiến sẽ kìm hãm sự phát triển tín dụng, hiệu quả đem lại từ hoạt động tín dụng không cao.

mở rộng thị phần, xếp hạng…, các NHTM trên địa bàn đặc biệt là giữa các Chi nhánh ngân hàng trong cùng một hệ thống, thường chỉ thấy lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua rủi ro tiềm ẩn, lôi kéo khách hàng, bỏ bớt trình tự cho vay, cho vay không đúng chủ trương, chính sách, quy định. Nếu việc cạnh tranh được thực hiện lành mạnh, phối hợp thống nhất và thông tin tín dụng đầy đủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng giữa các ngân hàng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)