Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Nam Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 56 - 62)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Nam Gia Lai

Các năm qua hoạt động tín dụng luôn là mảng đóng góp thu nhập lớn nhất cho chi nhánh (bình quân chiếm từ 70% - 85% thu nhập ròng của chi nhánh). Chính vì vậy công tác tín dụng luôn được chi nhánh quan tâm và theo dõi sát sao. Theo biểu đồ 2.2 cho thấy, dư nợ của BIDV Nam Gia Lai tăng qua các năm, cao nhất năm 2014 đạt 26%, từ năm 2015-2016 tốc độ tăng dư nợ chậm lại lần lượt là 22% và

20% do tình hình kinh tế trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt từ việc mở rộng quy mô mạng lưới các ngân hàng trên địa bàn. Thực trạng hoạt động tín dụng qua các năm như sau:

- Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay:

Tại thời điểm cuối năm 2016, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 6.549 tỷ, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 70% (4.579 tỷ), nợ trung dài hạn chiếm 30% (1.970 tỷ). Trong đó tỷ trọng nợ ngắn hạn và dài hạn của chi nhánh giảm dần qua các năm tuy nhiên mức giảm không nhiều, thay vào đó tỷ trọng nợ trung hạn lại tăng dần, năm 2013 là 4%, đến năm 2016 là 13%.

Bảng 2.2: Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay qua các năm Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng DN ngắn hạn 2.699 75% 3.110 69% 4.188 71% 4.579 70% TCKT 2.064 57% 2.223 50% 2.800 48% 2.780 42% Bán lẻ 635 18% 887 20% 1.388 24% 1.799 27% DN trung hạn 127 4% 478 11% 702 12% 860 13% TCKT 1 0% 217 5% 337 6% 339 5% Bán lẻ 126 4% 261 6% 365 6% 521 8% DN dài hạn 767 21% 899 20% 999 17% 1.110 17% TCKT 767 21% 890 20% 957 16% 1.009 15% Bán lẻ 0 0% 9 0% 42 1% 101 2% Tổng cộng 3.593 100% 4.487 100% 5.889 100% 6.549 100%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Nhìn chung cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay giai đoạn 2013-2016 tại Chi nhánh được duy trì tương đối ổn định và ở mức phù hợp, tuy nhiên ở các kỳ hạn đều có sự chuyển dịch tăng trưởng tỷ trọng đối với nhóm khách hàng bán lẻ. Tỷ trọng nợ ngắn hạn bình quân qua các năm đạt 71%, cao hơn so với mức bình quân 57% trong toàn ngành BIDV. Xét về góc độ quản trị điều hành, việc duy trì tỷ trọng dư

nợ ngắn hạn ở mức cao giúp các Ngân hàng kiểm soát dòng vốn vay tốt hơn, dễ xử lý khi khoản vay có vấn đề.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Hình 2.4: Dư nợ phân theo kỳ hạn qua các năm

Gia Lai còn là tỉnh nghèo, đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, nhu cầu vốn trung dài hạn là khá lớn, với mức tỷ trọng vốn vay trung dài hạn còn khiêm tốn sẽ hạn chế các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn để đầu tư dự án, mở rộng nâng cao năng lực sản xuất,... Dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh về quy mô thì đều tăng hàng năm, nhưng về tỷ trọng thì duy trì ở mức ổn định.

Trong các năm qua tốc độ tăng trưởng dư nợ ở các kỳ hạn là không ổn định và có xu hướng giảm, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ ngắn hạn qua các năm đạt 20% thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung dài hạn đạt 31%.

Nợ ngắn hạn tăng trưởng chủ yếu ở mảng cho vay bán lẻ, tăng bình quân 42% cao hơn so với dư nợ cho vay TCKT chỉ đạt 11%. Đáng chú ý là nợ trung dài hạn mảng bán lẻ tăng bình quân đến 73%, trong đó chủ yếu là đẩy mạnh cho vay SXKD, mảng cho vay tín chấp đối với CBCNV tăng trưởng chậm lại.

- Dư nợ theo thành phần kinh tế:

Dư nợ cho vay của Chi nhánh đối với các TCKT chiếm tỷ trọng 79% năm 2013, đến năm 2016 giảm xuống còn 63%/tổng dư nợ cho vay, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14%, thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân dư nợ toàn chi nhánh giai đoạn 2013-2016 đạt 22%.

Bảng 2.3: Dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng TCKT, tr.đó: 2.832 79% 3.330 74% 4.094 70% 4.128 63% DN Nhà nước 1.546 43% 1.910 42% 2.375 41% 2.637 40% DN ngoài QD 1.286 36% 1.420 32% 1.719 29% 1.491 23% Bán lẻ 761 21% 1.157 26% 1.795 30% 2.421 37% Tổng cộng 3.593 100% 4.487 100% 5.889 100% 6.549 100%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Đến cuối năm 2016 tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn Chi nhánh cũng như các đối tượng cho vay đều giảm mạnh, thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn trong phát triển thị phần tín dụng. Điểm nổi bật trong thời gian qua là dư nợ cho vay bán lẻ có sự chuyển dịch tích cực từ tỷ trọng 21% năm 2013 đến năm 2016 đạt 37%, chỉ trong vòng 3 năm dư nợ bán lẻ có mức tăng ròng đến 1.660 tỷ, cao hơn so với nhóm tổ chức kinh tế. Đây là nhóm khách hàng ít rủi ro, nợ xấu chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ và khả năng thu hồi nợ tương đối cao

do các khoản cho vay đều có tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay cao hơn so với doanh nghiệp.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm

Trong dư nợ đối với các TCKT thì dư nợ nhóm DN nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay, khoảng 40%, chủ yếu tập trung ở các khách hàng thuộc nhóm Tổng Công ty 15 hoạt động trong lĩnh vực trồng, chăm sóc và chế biến mủ cao su. Qua đó cho thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh vẫn đang phụ thuộc khá nhiều vào nhóm khách hàng lớn, mặc dù trong các năm qua Chi nhánh đã chủ động chuyển hướng cho vay đa dạng sang các đối tượng kinh tế khác.

Dư nợ vay các DN ngoài quốc doanh tăng trưởng không cao và chiếm tỷ trọng thấp dần, năm 2013 chiếm 36%, đến năm 2016 chỉ còn chiếm 23% tổng dư nợ, đây là thành phần kinh tế được đánh giá là năng động, nhạy bén, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 3.500 doanh nghiệp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, mức độ đóng góp ngân sách ngày càng tăng, trong khi dư nợ nhóm các DN vừa và nhỏ tại Chi nhánh chỉ chiếm bình quân 30% tổng dư nợ, chưa có sự bức phá qua các năm.

- Dư nợ theo ngành kinh tế:

Tại bảng số liệu phục lục 10, cho thấy qua các năm việc cho vay của chi nhánh phân tán cho nhiều ngành kinh tế khác nhau và tỷ trọng dư nợ tập trung vào các lĩnh

vực chủ yếu (chiếm hơn 70% tổng dư nợ) như ngành nông lâm nghiệp (cho vay trồng và chăm sóc các cây công nghiệp như cà phê, tiêu), ngành sản xuất phân phối điện và khí đốt (cho vay thủy điện), ngành thương mại-dịch vụ, phát triển kinh tế tư nhân tại hộ gia đình, đây là những ngành hàng mang tính đặc thù và thuộc thế mạnh của tỉnh của tỉnh nhà.

Đối với dư nợ ngành khác chủ yếu là mảng cho vay tiêu cùng cá nhân, trong đó sản phẩm cho vay tín chấp CBCNV có xu hướng giảm dần. Hiện nay Chi nhánh đang đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo là bất động sản.

Chi nhánh không tập trung nhiều vào lĩnh vực cho vay kinh doanh nông sản, hạn chế cho vay trồng tiêu do dễ mắc bệnh, không cho vay đầu tư bất động sản là những ngành thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngoài ra Chi nhánh cũng chủ động mở rộng cho vay các ngành có chiều hướng phát triển mạnh như ngành xây dựng (các doanh nghiệp xây lắp).

- Dư nợ theo mức độ tín nhiệm của khách hàng:

Dư nợ không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng thấp tại chi nhánh, giao động bình quân từ 8%-13%, tuy nhiên có xu hướng tăng dần trong các năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu là do khoảng 15% dư nợ của các doanh nghiệp là không có tài sản đảm bảo. Đây là dư nợ cho vay áp dụng theo chính sách khách hàng của BIDV, chỉ tập trung ở các khách hàng có tình hình kinh doanh hiệu quả, quan hệ chủ yếu tại BIDV. Tỷ trọng cho vay có TSBĐ vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ có tài sản đảm bảo qua các năm Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 nợ % nợ % nợ % nợ % Dư nợ có TSĐB 3.309 92% 4.120 92% 5.153 88% 5.720 87% Dư nợ không có TSĐB 284 8% 367 8% 736 12% 829 13% Tổng cộng 3.593 100% 4.487 100% 5.889 100% 6.549 100%

Dư nợ trên giá trị tài sản thế chấp thay đổi theo hướng giảm dần, từ 59% năm 2013 giảm xuống còn 55% năm 2016, điều này thể hiện rõ về nhận thức, lẽ ra nguồn trả nợ chính phải từ doanh thu và dòng tiền của người vay còn tài sản thế chấp chỉ là nguồn trả nợ bổ sung. Tuy nhiên để đảm bảo cho vay an toàn tại Chi nhánh, tài sản thế chấp vẫn được xem là nguồn trả nợ quan trọng khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

Tại BIDV Nam Gia Lai bất động sản thế chấp chiếm gần 90% tổng tài sản, động sản 4%, các loại tài sản khác chiếm tỷ trọng 6%. Bất động sản có tính khả mại tương đối cao so với các tài sản khác, tuy nhiên rất nhạy cảm với biến động kinh tế và các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ khi cần xử lý, cụ thể:

Bảng 2.5: Phân loại tài sản thế chấp cầm cố qua các năm Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1.Bất động sản 5.524 8.167 9.270 10.376 2.Động sản thế chấp 152 206 609 722 3.Giấy tờ có giá cầm cố 393 593 664 637 4.Chứng từ có giá nhận thế chấp (tiền gửi CKH, QĐN,TP) 25 42 26 105 Tổng cộng 6.094 9.008 10.569 11.840

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Dư nợ trên giá trị tài sản thế chấp thay đổi theo hướng giảm dần, từ 59% năm 2013 giảm xuống còn 55% năm 2016, điều này thể hiện rõ về nhận thức hiện nay để đảm bảo cho vay an toàn, tài sản thế chấp vẫn được xem là nguồn trả nợ quan trọng khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 56 - 62)