Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 48 - 54)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

- Về mạng lưới hoạt động: BIDV Nam Gia Lai có 05 điểm giao dịch trên địa bàn TP Pleiku và các huyện thuộc khu vực phía Tây-Nam của tỉnh Gia Lai, gồm: 01 Trụ sở chi nhánh và 04 phòng giao dịch.

- Tổng số CBNV: Trong bất cứ tổ chức nào, nhân sự luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu vì mọi công việc đều bắt nguồn từ con người và kết thúc bởi con người. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì vấn đề nhân sự ngày càng quan trọng bởi tính rủi ro và nhạy cảm của nó. Một ngân hàng muốn phát triển tốt phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như trình độ của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.

Đến 31/12/2016, Chi nhánh có 122 CBCNVC, trong đó 90% cán bộ viên chức có trình độ đại học và sau đại học.

- Mô hình tổ chức hoạt động: BIDV Nam Gia Lai có 13 phòng và 04 đơn vị

trực thuộc, về cơ bản đã được sắp xếp theo mô hình dự án hiện đại hoá ngân hàng,

chia theo các khối như sơ đồ (Phụ lục 05).

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai giai đoạn 2013- 2016

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016, trước những khó khăn và thách thức chung của nền kinh tế và bước đầu trong việc chia tách thành một chi nhánh mới, thực hiện đúng các chỉ đạo điều hành của NHNN cũng như BIDV, BIDV Nam Gia Lai luôn chủ động và ứng xử linh hoạt, kịp thời, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm tăng quy mô, gia tăng nguồn vốn, cũng như kiểm soát tốt hoạt động tín dụng, quản lý chặt chẽ cân đối giữa huy động và cho vay đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Với những chỉ đạo điều hành sát sao, Chi nhánh luôn có mức tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu KHKD đối với Chi nhánh chủ lực, cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Nam Gia Lai qua các năm ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Thu nhập ròng từ HĐV-TD-DV 106,8 152,9 188,1 210,4 1 Thu ròng từ HĐV 20,9 34,7 44,4 46,0 - Huy động vốn bình quân 1.013 1.905 2.568 2.927

- Chênh lệch lãi suất HĐV 2,06

% 1,82 % 1,73 % 1,57% 2 Thu nhập ròng từ tín dụng 69,3 104,6 127,6 145,3 - Dư nợ bình quân 3.237 4.086 5.003 5.979

- Chênh lệch lãi suất cho vay 2,14

% 2,56 % 2,55 % 2,43% 3 Thu ròng từ dịch vụ 6,9 13,6 16,1 19,08 II Chi phí hoạt động 24,0 32,9 35,6 46,8

III Chênh lệch thu chi (I-II) 73 120 153 164

IV Thu ngoại bảng (+) 6 9,3 12,2 9,1

V Trích DPRR (-) 27 38 37 29

VI Lợi nhuận trước thuế 52 91 128 144

VII LNTT BQ đầu người 0,47 0,76 1,13 1,24

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

- Về huy động vốn:

Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn năm 2016 đạt 29.100 tỷ đồng, tăng

18,1% so với cùng kỳ.Thị trường huy động vốn đang ngày càng cạnh tranh gay gắt,

khách hàng đều quan tâm đến lãi suất, các hình thức dự thưởng kết hợp với lãi suất phụ trội mà các NHTM trên địa bàn áp dụng. Với số lượng NHTM nhiều, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả ít, các NH đẩy lãi suất huy động vốn lên cao, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh để thu hút vốn làm cho công tác tăng trưởng huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

BIDV Nam Gia Lai triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm với kỳ hạn đa dạng, hình thức linh hoạt kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn… Huy động vốn cuối kỳ tại BIDV Nam Gia Lai từ năm 2013-2016 có mức tăng trưởng bình quân khá cao 35%, từ 1.435 tỷ đồng năm 2013 đến ngày 31/12/2016 đạt 3.418 tỷ đồng. (Phụ lục 06).

Huy động vốn bình quân đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 46%, với tốc độ chậm dần qua các năm, nguyên nhân chính là do Chi nhánh mới được chia tách cần có thời gian để phát triển thị phần của mình, một mặt khác, sự phát triển của các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng mạnh nên việc tăng trưởng mạnh là rất khó.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Hình 2.1: Tình hình huy động vốn bình quân năm 2013-2016

So với trên địa bàn, thị phần huy động vốn BIDV Nam Gia Lai tính đến 31/12/2016 chiếm 12% (xếp thứ ba sau Agribank, BIDV Gia Lai). Có thể thấy, sau khi chia tách từ BIDV CN Gia Lai từ ngày 01/07/2013, Ngân hàng đã có bước phát triển rõ rệt đến thời điểm 31/12/2016.

- Về hoạt động tín dụng:

Trong hoạt động tín dụng, BIDV Nam Gia Lai luôn thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của BIDV, đảm bảo gắn tăng trưởng tín dụng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng. BIDV Nam Gia Lai đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn có xu hướng giảm, như việc phụ thuộc nhiều vào nhóm khách hàng khối Tổng công ty 15 với ngành nghề là trồng cây và kinh doanh mủ cao su sẽ tác động không

nhỏ đến chất lượng tín dụng khi biến động giá mủ theo chiều hướng xấu, tồn kho cao, các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Ngoài ra Chi nhánh cũng tăng cường tiếp cận cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, thương mại, chi nhánh đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tạo bước phát triển ổn định, bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, Chi nhánh đang đề ra mục tiêu hạn chế phụ thuộc vào nhóm khách hàng có dư nợ lớn, đẩy mạnh phát triển cho vay bán lẻ và các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó cũng là định hướng phát triển hoạt động của BIDV nói chung cũng như của Chi nhánh BIDV Nam Gia Lai nói riêng.

Hoạt động cho vay của BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai có bước tăng trưởng rõ rệt từ khi mới chia tách ngày 01/07/2013 đến nay với doanh số cho vay, thu nợ hàng năm tăng hàng ngàn tỷ đồng.

Tổng dư nợ cuối kỳ năm 2016 đạt 6.549 tỷ đồng, tăng 2.956 tỷ đồng so với năm 2013 với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2016 là 22%. Trong đó, dư nợ bán lẻ đến năm 2016 tăng 1.660 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng 218% so với năm 2013. Dư nợ bình quân năm 2016 đạt 5.979 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2016 là 23%, so với mức tăng trung bình của ngành trên địa bàn tỉnh là 21%, toàn hệ thống BIDV là 22%.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Tính đến 31/12/2016, Chi nhánh đứng thứ năm địa bàn về thị phần tín dụng chiếm 9,8% (sau Ngân hàng Agribank, BIDV Gia Lai, Vietcombank và Vietinbank,..).

(Nguồn: Số liệu Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai năm 2016)

Hình2.3: Thị phần tín dụng trên địa bàn đến 31/12/2016

- Về công tác phát triển khách hàng:

Luôn được Chi nhánh quan tâm chú trọng. Tính đến 31/12/2016, Chi nhánh phát triển được 165 khách hàng doanh nghiệp mới đạt 1.472 khách hàng, tăng thêm 3.792 khách hàng cá nhân đạt 41.597 khách hàng so với năm 31/12/2015, trong đó có một số khách hàng đang quan hệ giao dịch tại một số ngân hàng trên địa bàn như Sacombank, Vietinbank, Vietcombank...

- Về hoạt động dịch vụ:

Từ bảng 2.1 cho thấy, nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh có mức tăng trưởng mạnh qua các năm với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2016 đạt 45%. Đến năm 2016, đạt 19,08 tỷ đồng tăng ròng 12 tỷ so với thời điểm 31/12/2013. Đây là nỗ lực vượt bậc của Chi nhánh trong việc đẩy mạnh các nguồn thu dịch vụ, mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động bảo lãnh, tài trợ thương mại và dịch vụ thẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Chi nhánh.

Thu dịch vụ Chi nhánh được phân bổ đều cho tất cả hoạt động dịch vụ, trong đó, thu dịch vụ thanh toán và dịch vụ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng đáng kể hơn

so với các dịch vụ còn lại (trung bình chiếm khoảng trên 20% so với tổng thu), tiếp sau đó là thu dịch vụ thẻ và dịch vụ tài trợ thương mại (trung bình chiếm trên 15% so với tổng thu). (Phụ lục 07).

Năm 2016, thu dịch vụ thanh toán và bảo lãnh tăng mạnh, đạt gần 8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% và 19% so với tổng thu, do chi nhánh mở rộng sản phẩm bán nợ có kỳ hạn với các Ngân hàng liên doanh và thực hiện thu phí ủy thác quản lý hồ sơ và thu nợ khách hàng, bên cạnh đó, chi nhánh còn mở rộng các sản phẩm thanh toán qua điện thoại và máy tính để thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm thanh toán online để tăng nguồn thu cho ngân hàng.

- Về thu chi lợi nhuận:

Cùng với sự phát triển của hệ thống BIDV trên toàn quốc và sự phát triển của tỉnh nhà, trong các năm qua kết quả kinh doanh của Chi nhánh luôn có sự chuyển biến tích cực.

Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm vẫn đảm bảo tăng trưởng được lợi nhuận. Thu nhập ròng từ 3 mảng kinh doanh chính (tín dụng, huy động vốn và dịch vụ) tăng đều qua các năm, với mức tăng trưởng bình quân đạt 26%. Nguyên nhân chủ yếu là do dư nợ bình quân và huy động vốn bình quân của chi nhánh tăng (huy động vốn bình quân tăng 46%, dư nợ bình quân tăng 23%). Tuy nhiên chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra (NIM) của mảng huy động và tín dụng có xu hướng sụt giảm, khi cạnh tranh huy động vốn và tín dụng trên địa bàn ngày càng cạnh tranh gay gắt.

Lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, luôn hoàn thành kế hoạch kinh doanh do Hộ sở chính (HSC) phân giao. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2016 đạt 144 tỷ đồng, tăng ròng 92 tỷ so với thời điểm thành lập Chi nhánh, tăng trưởng bình quân đạt mức 43%. Đáng chú ý là mức thu nợ ngoại bảng qua các năm có sự đóng góp lớn vào chỉ tiêu lợi nhuận của Chi nhánh, cho thấy nỗ lực của các cá nhân và đơn vị liên quan trong việc đánh giá, xử lý tài sản, thu hồi nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)