Bài học cho BIDV Nam Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 43)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2. Bài học cho BIDV Nam Gia Lai

Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích mà BIDV Nam Gia Lai có thể nghiên cứu và vận dụng như:

- Tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu thức

xếp hạng khách hàng ngày khi tiến hành thẩm định cho vay. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt.

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, phát triển các sản phẩm tín dụng mới,

yêu cầu khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 30%-40% vốn tự có.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách

hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của khách hàng.

- Có khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc,

đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.

- Phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn. Nâng cao hiệu

quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.

- Phân loại nợ kịp thời, trích lập dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến kế hoạch

tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.

- Xây dựng chính sách cho vay đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực của nền kinh

tế. Thiết lập cơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định và hợp lý.

- Xây dựng kênh thu thập thông tin khách hàng phục vụ cho công tác thẩm

- Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chất lượng tín dụng là yêu cầu thường xuyên và hàng đầu vì tín dụng là nguồn thu nhập chính của NHTM, chất lượng tín dụng kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, đến thu nhập của người lao động tại NH.

Để kiểm soát tốt và nâng cao chất lượng tín dụng, các NHTM phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Ngoài ra, để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, các NHTM nên học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các NHTM trên thế giới làm bài học vận dụng tại Việt Nam, nhằm kịp thời đánh giá và nhận dạng những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng tránh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

-CHI NHÁNH NAM GIA LAI 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG BIDV NAM GIA LAI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được hình thành theo nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 24/06/1981, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dưng Việt Nam, trực thuộc NHNN Việt Nam. Từ ngày 18/11/1990, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đến ngày 01/05/2012 chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam. Ngày 24/01/2014, Ngân hàng chính thức niêm yết giao dịch hơn 2,8 tỷ cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chi Minh (HOSE) với mã BID. Ngày 23/05/2015 Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) được sát nhập vào hệ thống BIDV.

BIDV phát triển rộng khắp với mạng lưới không ngừng mở rộng, phủ kín cả nước gồm 1 Hội sở chính, 190 Chi nhánh trong nước, 01 Chi nhánh tại nước ngoài (Myanmar) và 815 phòng giao dịch, 2 đơn vị trực thuộc, 3 Văn phòng đại diện tại Việt Nam và 06 tại nước ngoài, 13 các công ty con, liên doanh, liên kết.

Hoạt động của BIDV từ năm 2012 đến năm 2016:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn giai đoạn 2012-2016, tăng bình

quân lần lượt là 23%/năm và 21%/năm. Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng huy động vốn giảm từ năm 2012: 97% đến năm 2016: 91%. Cho thấy nguồn vốn của BIDV ngày càng dồi dào, ổn định và việc sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn. (Phụ lục 01)

- Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân 57% /tổng dư nợ

giai đoạn 2012-2016. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn bình quân từ năm 2012-2016 là 23%. (Phụ lục 02)

tỷ trọng bình quân 5% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN nhờ có những biện pháp xử lý tốt cùng với chính sách tín dụng thận trọng, đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, thẩm định cho vay chặt chẽ. (Phụ lục 03)

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Gia Lai (BIDV Nam Gia Lai) là một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

BIDV Nam Gia Lai là chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV. Từ ngày 01/7/2013, Chi nhánh được thành lập mới trên cơ sở chia tách Chi nhánh BIDV Gia Lai. Là chi nhánh thành lập mới lớn nhất của hệ thống BIDV Nam Gia Lai tại thời điểm thành lập gồm 110 CBNV với 01 Trụ sở chi nhánh và 04 Phòng Giao dịch trực thuộc. BIDV Nam Gia Lai được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam xếp hạng Chi nhánh hạng 1.

2.1.2. Địa thế hoạt động

Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển. Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Có sân bay Pleiku đi các thành phố lớn, cùng các Quốc lộ 14, 19, 25, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, kết nối Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và nhiều địa

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -

Chi nhánh Nam Gia Lai

Tên giao dịch Quốc tế: Joint stock commercial Bank for Investment and

Development of Vietnam – Nam Gia Lai Branch

Tên viết tắt: BIDV Nam Gia Lai

Địa chỉ Chi nhánh: 117 Trần Phú – TP.Pleiku – Gia Lai

phương trong nước và quốc tế. Khí hậu, thổ nhưỡng và tiềm năng đất đai của tỉnh Gia Lai rất phù hợp để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, súc sản phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tỉnh có quỹ đất lớn để phục vụ trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ, có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú thuận lợi cho một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời cũng là vùng đất đầu nguồn của nhiều sông lớn chảy qua nên có tiềm năng lớn về thủy điện đồng thời có điều kiện để triển khai các dự án phong điện, điện mặt trời.

Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2016, Gia Lai có 16 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 13 huyện. Dân số Gia Lai năm 2013 có 1.359.900 người, với phần lớn dân cư là người Kinh, dân cư phân bố không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 7,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. GRDP bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 3.541 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô hoạt động còn nhiều hạn chế. Dư nợ tín dụng của tất cả các Ngân hàng trên địa bàn tính đến cuối năm 2016 đạt 66.717 tỷ đồng, nợ xấu khoảng 370 tỷ đồng (trong đó Chi nhánh Ngân hàng Phát triển là 351 tỷ đồng), chiếm 0,55% tổng dư nợ. Đến 31/12/2016, hệ thống TCTD hiện có trên địa bàn là 18 đơn vị, gồm 6 NHTM nhà nước và 12 NHTMCP, trong đó bao gồm 26 Chi nhánh cấp 2 và 51 phòng giao dịch. (Phụ lục 04).

Chi nhánh BIDV Nam Gia Lai phụ trách địa bàn hoạt động phía Tây Nam của tỉnh Gia Lai bao gồm khu vực thành phố Pleiku, địa bàn các huyện Đức Cơ, Chư Sê, Chư Pưh và Ia Grai. Đây là những vùng chủ yếu phát triển mạnh trong các lĩnh vực trồng cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, lĩnh vực thủy điện do có sự ưu đãi của thiên nhiên. Tuy nhiên, thị trường hoạt động còn có nhiều khó khăn do chưa được đầu tư và khai thác tốt, phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chưa có sự bứt phá, chưa có dự án đầu tư FDI nào lớn vào tỉnh, chưa

xây dựng được các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ thấp làm ăn nhỏ lẻ còn mang tính thô sơ do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghiệp vẫn chủ yếu là sản xuất vừa và nhỏ, tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

- Về mạng lưới hoạt động: BIDV Nam Gia Lai có 05 điểm giao dịch trên địa bàn TP Pleiku và các huyện thuộc khu vực phía Tây-Nam của tỉnh Gia Lai, gồm: 01 Trụ sở chi nhánh và 04 phòng giao dịch.

- Tổng số CBNV: Trong bất cứ tổ chức nào, nhân sự luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu vì mọi công việc đều bắt nguồn từ con người và kết thúc bởi con người. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì vấn đề nhân sự ngày càng quan trọng bởi tính rủi ro và nhạy cảm của nó. Một ngân hàng muốn phát triển tốt phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như trình độ của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.

Đến 31/12/2016, Chi nhánh có 122 CBCNVC, trong đó 90% cán bộ viên chức có trình độ đại học và sau đại học.

- Mô hình tổ chức hoạt động: BIDV Nam Gia Lai có 13 phòng và 04 đơn vị

trực thuộc, về cơ bản đã được sắp xếp theo mô hình dự án hiện đại hoá ngân hàng,

chia theo các khối như sơ đồ (Phụ lục 05).

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai giai đoạn 2013- 2016

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016, trước những khó khăn và thách thức chung của nền kinh tế và bước đầu trong việc chia tách thành một chi nhánh mới, thực hiện đúng các chỉ đạo điều hành của NHNN cũng như BIDV, BIDV Nam Gia Lai luôn chủ động và ứng xử linh hoạt, kịp thời, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm tăng quy mô, gia tăng nguồn vốn, cũng như kiểm soát tốt hoạt động tín dụng, quản lý chặt chẽ cân đối giữa huy động và cho vay đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Với những chỉ đạo điều hành sát sao, Chi nhánh luôn có mức tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu KHKD đối với Chi nhánh chủ lực, cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Nam Gia Lai qua các năm ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Thu nhập ròng từ HĐV-TD-DV 106,8 152,9 188,1 210,4 1 Thu ròng từ HĐV 20,9 34,7 44,4 46,0 - Huy động vốn bình quân 1.013 1.905 2.568 2.927

- Chênh lệch lãi suất HĐV 2,06

% 1,82 % 1,73 % 1,57% 2 Thu nhập ròng từ tín dụng 69,3 104,6 127,6 145,3 - Dư nợ bình quân 3.237 4.086 5.003 5.979

- Chênh lệch lãi suất cho vay 2,14

% 2,56 % 2,55 % 2,43% 3 Thu ròng từ dịch vụ 6,9 13,6 16,1 19,08 II Chi phí hoạt động 24,0 32,9 35,6 46,8

III Chênh lệch thu chi (I-II) 73 120 153 164

IV Thu ngoại bảng (+) 6 9,3 12,2 9,1

V Trích DPRR (-) 27 38 37 29

VI Lợi nhuận trước thuế 52 91 128 144

VII LNTT BQ đầu người 0,47 0,76 1,13 1,24

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

- Về huy động vốn:

Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn năm 2016 đạt 29.100 tỷ đồng, tăng

18,1% so với cùng kỳ.Thị trường huy động vốn đang ngày càng cạnh tranh gay gắt,

khách hàng đều quan tâm đến lãi suất, các hình thức dự thưởng kết hợp với lãi suất phụ trội mà các NHTM trên địa bàn áp dụng. Với số lượng NHTM nhiều, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả ít, các NH đẩy lãi suất huy động vốn lên cao, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh để thu hút vốn làm cho công tác tăng trưởng huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

BIDV Nam Gia Lai triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm với kỳ hạn đa dạng, hình thức linh hoạt kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn… Huy động vốn cuối kỳ tại BIDV Nam Gia Lai từ năm 2013-2016 có mức tăng trưởng bình quân khá cao 35%, từ 1.435 tỷ đồng năm 2013 đến ngày 31/12/2016 đạt 3.418 tỷ đồng. (Phụ lục 06).

Huy động vốn bình quân đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 46%, với tốc độ chậm dần qua các năm, nguyên nhân chính là do Chi nhánh mới được chia tách cần có thời gian để phát triển thị phần của mình, một mặt khác, sự phát triển của các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng mạnh nên việc tăng trưởng mạnh là rất khó.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Hình 2.1: Tình hình huy động vốn bình quân năm 2013-2016

So với trên địa bàn, thị phần huy động vốn BIDV Nam Gia Lai tính đến 31/12/2016 chiếm 12% (xếp thứ ba sau Agribank, BIDV Gia Lai). Có thể thấy, sau khi chia tách từ BIDV CN Gia Lai từ ngày 01/07/2013, Ngân hàng đã có bước phát triển rõ rệt đến thời điểm 31/12/2016.

- Về hoạt động tín dụng:

Trong hoạt động tín dụng, BIDV Nam Gia Lai luôn thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của BIDV, đảm bảo gắn tăng trưởng tín dụng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng. BIDV Nam Gia Lai đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn có xu hướng giảm, như việc phụ thuộc nhiều vào nhóm khách hàng khối Tổng công ty 15 với ngành nghề là trồng cây và kinh doanh mủ cao su sẽ tác động không

nhỏ đến chất lượng tín dụng khi biến động giá mủ theo chiều hướng xấu, tồn kho cao, các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Ngoài ra Chi nhánh cũng tăng cường tiếp cận cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, thương mại, chi nhánh đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tạo bước phát triển ổn định, bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, Chi nhánh đang đề ra mục tiêu hạn chế phụ thuộc vào nhóm khách hàng có dư nợ lớn, đẩy mạnh phát triển cho vay bán lẻ và các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó cũng là định hướng phát triển hoạt động của BIDV nói chung cũng như của Chi nhánh BIDV Nam Gia Lai nói riêng.

Hoạt động cho vay của BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai có bước tăng trưởng rõ rệt từ khi mới chia tách ngày 01/07/2013 đến nay với doanh số cho vay, thu nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 43)