THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV NAM GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 54)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV NAM GIA LAI

2.2.1. Các sản phẩm tín dụng

- Đối với cá nhân:

Đối với khách hàng cá nhân, tại BIDV Nam Gia Lai có các sản phẩm tín dụng điển hình như:

+ Cho vay nhu cầu nhà ở: là sản phẩm tài trợ vốn để mua nhà, đất ở, xây dựng cải tạo sửa chữa nhà. Điều kiện vay vốn: sinh sống/thường xuyên làm việc trên cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận các Chi nhánh cho vay; Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ; Có tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của BIDV. Thời hạn cho vay tối đa lên đến 20 năm.

+ Cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng về việc mua xe ô tô phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh. Điều kiện vay vốn: sinh sống hoặc làm việc thường xuyên tại địa bàn Chi nhánh cho vay; Có thu nhập thường xuyên, ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ; Có tài sản bảo đảm cho khoản vay phù hợp các quy định của BIDV. Thời hạn cho vay tối đa lên đến 7 năm.

+ Cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh:nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của

khách hàng để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều kiện vay vốn; khách hàng đang kinh doanh theo các hình thức và lĩnh vực dịch vụ, đại lý bán hàng, kinh doanh thương mại, đầu mối thu mua… Thời hạn cho vay đến 5 năm.

+ Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản: đáp ứng cho khách hàng có

tài sản bảo đảm là nhà đất đang có nhu cầu tài chính cho mục đích tiêu dùng. Điều kiện vay vốn: sinh sống hoặc làm việc thường xuyên tại địa bàn; Có thu nhập thường xuyên, ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay; Có mục đích vay phù hợp. Thời gian vay linh hoạt đến 84 tháng.

+ Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm: phù hợp cho khách hàng đang

có nhu cầu tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Điều kiện vay vốn: tuổi từ 18-55 đối với nữ và 60 đối với nam; có thu nhập thường xuyên, ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian. Thời gian vay linh hoạt đến 60 tháng.

- Đối với các doanh nghiệp:

Đối với các khách hàng doanh nghiệp, tại BIDV Nam Gia Lai có các sản phẩm tín dụng điển hình như:

+ Cho vay ngắn hạn thông thường: là sản phẩm nhằm bổ sung vốn lưu động

phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng cho vay: các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như: chi phí mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, tiền điện/nước… Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng.

+ Cho vay trung dài hạn thông thường: là sản phẩm nhằm tài trợ nhu cầu vốn đầu tư trung dài hạn cho doanh nghiệp. Đối tượng cho vay: chi phí đầu tư tài sản cố định như chi phí mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, xây dựng nhà xưởng, văn phòng…

+ Tài trợ doanh nghiệp theo ngành: cung cấp sản phẩm, dịch vụ trọn gói, khép kín, phù hợp nhu cầu, đặc thù của Doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành như: dược, xây lắp, đóng tàu, xăng dầu, dệt may, phân phối... Thời hạn cho vay đa dạng phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

+ Cho vay đầu tư dự án: nhằm tài trợ vốn trung, dài hạn để đầu tư dự án thực

hiện tại Việt Nam và một số nước/vùng lãnh thổ phù hợp quy định của pháp luật. Đối tượng cho vay: toàn bộ các chi phí hợp lý liên quan đến dự án. Thời hạn cho vay tối đa 15 năm.

+ Các loại hình bảo lãnh: cung cấp dịch vụ bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện

các nghĩa vụ cam kết của doanh nghiệp đối với đối tác như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn… Thời hạn bảo lãnh: phù hợp với nhu cầu và thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

+ Các sản phẩm về tài trợ xuất nhập khẩu như bao thanh toán, chiết khấu hối phiếu, cho vay hỗ trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu theo L/C…

2.2.2. Quy trình cấp tín dụng tại BIDV Nam Gia Lai

Theo mô hình quy trình cấp tín dụng đang áp dụng hiện nay (Phụ lục 08, Phụ lục 09), cho thấy tất cả các khâu trong chu trình xử lý tín dụng từ đề xuất, thẩm định rủi ro, phê duyệt, giải ngân và theo dõi khoản vay đều được tách bạch và phân cấp

rõ ràng theo nguyên tắc thận trọng và có tính tập thể nhằm tăng tính độc lập, minh bạch và an toàn trong hoạt động tín dụng.

Ngoài ra BIDV có Ban Quản lý rui ro tín dụng trực thuộc TSC nhằm nhằm đánh giá rủi ro theo tổng thể danh mục và rà soát rủi ro trực tiếp đối với các khoản cấp tín dụng lớn, có tính chất phức tạp.

Hiện nay, quy trình cấp tín dụng bao gồm 02 quy định hướng dẫn từ Trụ sở chính: Quy định số 4633/QyĐ-BIDV ngày 30/06/2015 của Tổng Giám đốc BIDV về quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức; Quyết định số 6959/QĐ- NHBL ngày 03/11/2014 của Tổng Giám đốc BIDV về quy định cấp tín dụng bán lẻ; Cẩm nang hướng dẫn triển khai Quy định cấp tín dụng bán lẻ số 5155/BIDV-NHBL ngày 23/06/2016 của Tổng Giám đốc BIDV. Chức năng của các bộ phận trong quy trình cấp tín dụng tại BIDV. (Phụ lục 05).

Việc phân cấp thẩm quyền trong phê duyệt tín dụng cũng được phân chia rõ ràng, từ bộ phận quan hệ khách hàng đến bộ phận chức năng hỗ trợ. Qua đó tạo sự tách bạch, giám sát lẫn nhau và tăng cường trách nhiệm cá nhân trong các khâu được phân cấp đối với từng phán quyết tín dụng.

Tuy nhiên hiện nay chỉ có bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm chính tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng, kiểm tra và thu thập các thông tin đồng thời tự đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng để áp dụng chinh sách cho vay. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá đề xuất toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay... Như thế vẫn chưa đảm bảo được tính khách quan khi ra quyết định cho vay và khoản vay cũng không đảm bảo chất lượng.

2.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Nam Gia Lai

Các năm qua hoạt động tín dụng luôn là mảng đóng góp thu nhập lớn nhất cho chi nhánh (bình quân chiếm từ 70% - 85% thu nhập ròng của chi nhánh). Chính vì vậy công tác tín dụng luôn được chi nhánh quan tâm và theo dõi sát sao. Theo biểu đồ 2.2 cho thấy, dư nợ của BIDV Nam Gia Lai tăng qua các năm, cao nhất năm 2014 đạt 26%, từ năm 2015-2016 tốc độ tăng dư nợ chậm lại lần lượt là 22% và

20% do tình hình kinh tế trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt từ việc mở rộng quy mô mạng lưới các ngân hàng trên địa bàn. Thực trạng hoạt động tín dụng qua các năm như sau:

- Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay:

Tại thời điểm cuối năm 2016, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 6.549 tỷ, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 70% (4.579 tỷ), nợ trung dài hạn chiếm 30% (1.970 tỷ). Trong đó tỷ trọng nợ ngắn hạn và dài hạn của chi nhánh giảm dần qua các năm tuy nhiên mức giảm không nhiều, thay vào đó tỷ trọng nợ trung hạn lại tăng dần, năm 2013 là 4%, đến năm 2016 là 13%.

Bảng 2.2: Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay qua các năm Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng DN ngắn hạn 2.699 75% 3.110 69% 4.188 71% 4.579 70% TCKT 2.064 57% 2.223 50% 2.800 48% 2.780 42% Bán lẻ 635 18% 887 20% 1.388 24% 1.799 27% DN trung hạn 127 4% 478 11% 702 12% 860 13% TCKT 1 0% 217 5% 337 6% 339 5% Bán lẻ 126 4% 261 6% 365 6% 521 8% DN dài hạn 767 21% 899 20% 999 17% 1.110 17% TCKT 767 21% 890 20% 957 16% 1.009 15% Bán lẻ 0 0% 9 0% 42 1% 101 2% Tổng cộng 3.593 100% 4.487 100% 5.889 100% 6.549 100%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Nhìn chung cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay giai đoạn 2013-2016 tại Chi nhánh được duy trì tương đối ổn định và ở mức phù hợp, tuy nhiên ở các kỳ hạn đều có sự chuyển dịch tăng trưởng tỷ trọng đối với nhóm khách hàng bán lẻ. Tỷ trọng nợ ngắn hạn bình quân qua các năm đạt 71%, cao hơn so với mức bình quân 57% trong toàn ngành BIDV. Xét về góc độ quản trị điều hành, việc duy trì tỷ trọng dư

nợ ngắn hạn ở mức cao giúp các Ngân hàng kiểm soát dòng vốn vay tốt hơn, dễ xử lý khi khoản vay có vấn đề.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Hình 2.4: Dư nợ phân theo kỳ hạn qua các năm

Gia Lai còn là tỉnh nghèo, đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, nhu cầu vốn trung dài hạn là khá lớn, với mức tỷ trọng vốn vay trung dài hạn còn khiêm tốn sẽ hạn chế các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn để đầu tư dự án, mở rộng nâng cao năng lực sản xuất,... Dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh về quy mô thì đều tăng hàng năm, nhưng về tỷ trọng thì duy trì ở mức ổn định.

Trong các năm qua tốc độ tăng trưởng dư nợ ở các kỳ hạn là không ổn định và có xu hướng giảm, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ ngắn hạn qua các năm đạt 20% thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung dài hạn đạt 31%.

Nợ ngắn hạn tăng trưởng chủ yếu ở mảng cho vay bán lẻ, tăng bình quân 42% cao hơn so với dư nợ cho vay TCKT chỉ đạt 11%. Đáng chú ý là nợ trung dài hạn mảng bán lẻ tăng bình quân đến 73%, trong đó chủ yếu là đẩy mạnh cho vay SXKD, mảng cho vay tín chấp đối với CBCNV tăng trưởng chậm lại.

- Dư nợ theo thành phần kinh tế:

Dư nợ cho vay của Chi nhánh đối với các TCKT chiếm tỷ trọng 79% năm 2013, đến năm 2016 giảm xuống còn 63%/tổng dư nợ cho vay, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14%, thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân dư nợ toàn chi nhánh giai đoạn 2013-2016 đạt 22%.

Bảng 2.3: Dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng TCKT, tr.đó: 2.832 79% 3.330 74% 4.094 70% 4.128 63% DN Nhà nước 1.546 43% 1.910 42% 2.375 41% 2.637 40% DN ngoài QD 1.286 36% 1.420 32% 1.719 29% 1.491 23% Bán lẻ 761 21% 1.157 26% 1.795 30% 2.421 37% Tổng cộng 3.593 100% 4.487 100% 5.889 100% 6.549 100%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Đến cuối năm 2016 tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn Chi nhánh cũng như các đối tượng cho vay đều giảm mạnh, thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn trong phát triển thị phần tín dụng. Điểm nổi bật trong thời gian qua là dư nợ cho vay bán lẻ có sự chuyển dịch tích cực từ tỷ trọng 21% năm 2013 đến năm 2016 đạt 37%, chỉ trong vòng 3 năm dư nợ bán lẻ có mức tăng ròng đến 1.660 tỷ, cao hơn so với nhóm tổ chức kinh tế. Đây là nhóm khách hàng ít rủi ro, nợ xấu chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ và khả năng thu hồi nợ tương đối cao

do các khoản cho vay đều có tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay cao hơn so với doanh nghiệp.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh BIDV Nam Gia Lai 2013-2016)

Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm

Trong dư nợ đối với các TCKT thì dư nợ nhóm DN nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay, khoảng 40%, chủ yếu tập trung ở các khách hàng thuộc nhóm Tổng Công ty 15 hoạt động trong lĩnh vực trồng, chăm sóc và chế biến mủ cao su. Qua đó cho thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh vẫn đang phụ thuộc khá nhiều vào nhóm khách hàng lớn, mặc dù trong các năm qua Chi nhánh đã chủ động chuyển hướng cho vay đa dạng sang các đối tượng kinh tế khác.

Dư nợ vay các DN ngoài quốc doanh tăng trưởng không cao và chiếm tỷ trọng thấp dần, năm 2013 chiếm 36%, đến năm 2016 chỉ còn chiếm 23% tổng dư nợ, đây là thành phần kinh tế được đánh giá là năng động, nhạy bén, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 3.500 doanh nghiệp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, mức độ đóng góp ngân sách ngày càng tăng, trong khi dư nợ nhóm các DN vừa và nhỏ tại Chi nhánh chỉ chiếm bình quân 30% tổng dư nợ, chưa có sự bức phá qua các năm.

- Dư nợ theo ngành kinh tế:

Tại bảng số liệu phục lục 10, cho thấy qua các năm việc cho vay của chi nhánh phân tán cho nhiều ngành kinh tế khác nhau và tỷ trọng dư nợ tập trung vào các lĩnh

vực chủ yếu (chiếm hơn 70% tổng dư nợ) như ngành nông lâm nghiệp (cho vay trồng và chăm sóc các cây công nghiệp như cà phê, tiêu), ngành sản xuất phân phối điện và khí đốt (cho vay thủy điện), ngành thương mại-dịch vụ, phát triển kinh tế tư nhân tại hộ gia đình, đây là những ngành hàng mang tính đặc thù và thuộc thế mạnh của tỉnh của tỉnh nhà.

Đối với dư nợ ngành khác chủ yếu là mảng cho vay tiêu cùng cá nhân, trong đó sản phẩm cho vay tín chấp CBCNV có xu hướng giảm dần. Hiện nay Chi nhánh đang đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo là bất động sản.

Chi nhánh không tập trung nhiều vào lĩnh vực cho vay kinh doanh nông sản, hạn chế cho vay trồng tiêu do dễ mắc bệnh, không cho vay đầu tư bất động sản là những ngành thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngoài ra Chi nhánh cũng chủ động mở rộng cho vay các ngành có chiều hướng phát triển mạnh như ngành xây dựng (các doanh nghiệp xây lắp).

- Dư nợ theo mức độ tín nhiệm của khách hàng:

Dư nợ không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng thấp tại chi nhánh, giao động bình quân từ 8%-13%, tuy nhiên có xu hướng tăng dần trong các năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu là do khoảng 15% dư nợ của các doanh nghiệp là không có tài sản đảm bảo. Đây là dư nợ cho vay áp dụng theo chính sách khách hàng của BIDV, chỉ tập trung ở các khách hàng có tình hình kinh doanh hiệu quả, quan hệ chủ yếu tại BIDV. Tỷ trọng cho vay có TSBĐ vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ có tài sản đảm bảo qua các năm Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 nợ % nợ % nợ % nợ % Dư nợ có TSĐB 3.309 92% 4.120 92% 5.153 88% 5.720 87% Dư nợ không có TSĐB 284 8% 367 8% 736 12% 829 13% Tổng cộng 3.593 100% 4.487 100% 5.889 100% 6.549 100%

Dư nợ trên giá trị tài sản thế chấp thay đổi theo hướng giảm dần, từ 59% năm 2013 giảm xuống còn 55% năm 2016, điều này thể hiện rõ về nhận thức, lẽ ra nguồn trả nợ chính phải từ doanh thu và dòng tiền của người vay còn tài sản thế chấp chỉ là nguồn trả nợ bổ sung. Tuy nhiên để đảm bảo cho vay an toàn tại Chi nhánh, tài sản thế chấp vẫn được xem là nguồn trả nợ quan trọng khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

Tại BIDV Nam Gia Lai bất động sản thế chấp chiếm gần 90% tổng tài sản, động sản 4%, các loại tài sản khác chiếm tỷ trọng 6%. Bất động sản có tính khả mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 54)