Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 73 - 74)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.4.2.1. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Môi trường xã hội: Trình độ dân trí trên địa bàn Tây Nguyên về hoạt động ngân hàng nói chung còn thấp, phần lớn dân số là lao động nông nghiệp, điều kiện tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng còn ít. Nhiều đối tượng khi có nhu cầu vay hay ngại tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng vì cho rằng nó phức tạp, đồng thời có tâm lý e ngại trong việc công khai thông tin với ngân hàng.

Môi trường kinh tế: còn thiếu vững chắc và ổn định, cơ cấu đổi mới nền kinh tế còn chậm, các chính sách tài khóa và tiền tệ chưa linh hoạt ảnh hưởng đến việc hỗ trợ cho thị trường, các doanh nghiệp còn khó khăn về vốn nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp, lĩnh vực xuất khẩu. Tất cả đều làm giảm sức sản xuất của các doanh nghiệp, làm phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư phải chịu nhiều rủi ro, chi phí và hiệu quả kinh doanh bị giảm sút, gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Gia Lai là một tỉnh thuần nông với việc sản xuất chủ yếu như cao su, cà phê, tiêu và các nông sản khác nhạy cảm với thời tiết và giá cả các mặt hàng này biến động thất thường theo giá thế giới cộng với công tác dự đoán, dự báo của các ngành chức năng chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân trong lĩnh vực này gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng giảm sút.

Môi trường pháp lý: Các quy định pháp quy của Nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng còn chưa đầy đủ, chậm ban hành triển khai và còn nhiều vướng mắc bất cập do có nhiều cấp ban hành và không đồng bộ gây khó khăn cho cả khách

hàng và ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Các quy định thiên về thủ tục, giấy tờ khiến cho các ngân hàng dù muốn vẫn khó lòng đơn giản các quy trình, thủ tục cho khách hàng.

Đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, tài sản thế chấp, mặc dù tài sản thế chấp ngân hàng theo đúng quy định, nhưng khi khách hàng chây ỳ không trả nợ thì quá trình ngân hàng khởi kiện để phát mãi tài sản thu hồi nợ vay rất cam go.

Môi trường tự nhiên: Gia Lai là một tỉnh có nền kinh tế chủ lực từ cây công nghiệp, địa hình vùng cao, thời tiết hai mùa mưa nắng nên những biến động xảy ra hàng năm trong môi trường tự nhiên như hạn hán, mưa lớn gây sạt lở đất, sương muối… tác động rất lớn đến năng suất các loại cây trồng, cây chết hàng loạt, sâu bệnh phát triển, ảnh hưởng đến giá cả và sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó tác động rất lớn đến khả năng của khách hàng.

Yếu tố cạnh tranh: Sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn ngày càng gay gắt, mặc dù với lợi thế là NHTM nhà nước đóng trên địa bàn tuy nhiên thị phần tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2013-2016 liên tục duy trì ở vị trí thứ 5 và có chiều hướng giảm về quy mô tỷ trọng mặc dù dư nợ tăng hàng năm. Đặc biệt tại thành phố Pleiku, nơi tập trung dân cư và là trung tâm của các huyện lân cận, các NHTM không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, lãi suất mà còn cả về công nghệ, nhân lực đồng thời có thể giảm bớt quy trình, thủ tục và hạ thấp tiêu chuẩn cho vay. Do đó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 73 - 74)