Kinh nghiệm trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 39)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

- Theo kinh nghiệm các ngân hàng Trung Quốc, nguyên nhân các khoản nợ

xấu xuất phát từ:

+ Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.

+ Tài sản thế chấp: Cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng mà không đánh giá nguồn trả nợ chính. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá

cao; tài sản thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.

+ Thông tin khách hàng: Không thu thập đầy đủ thông tin KH vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt thời hạn hiệu lực khoản vay.

+ Không thỏa thuận cụ thể bằng văn bản về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

+ Giám sát sau giải ngân kém: không giám sát các khoản cho vay xây dựng như kiểm tra tình hình thực tế, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

- Mua bán nợ xấu và thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp:

-Tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn nhằm nâng tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu theo quy định quốc tế. Đồng thời thực hiện cơ cấu lại hệ thống tài chính, thích nghi hội nhập quốc tế.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

- Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng

rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt; Nếu mức lỗ của NH vượt quá khả năng của các NHTM, NHNN sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp.

- Hiện nay các NH Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản

không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các NH thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các NH.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thứ nhất là tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay như: bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định, nhằm bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quá trình thực thi cấp tín dụng.

Thứ hai là tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề mang tính nguyên tắc trong hoạt động tín dụng, chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng. Vì thế, hậu quả là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997-1998). Nhưng hiện nay, các ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm nhiều đến các thông tin của khách hàng, coi trọng đến chu chuyển dòng tiền và việc thu hồi vốn.

Thứ ba là coi trong việc giám sát sau cho vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Thứ tư là coi trọng việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp, đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng và khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ cho cán bộ tín dụng.

Thứ năm là cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định phân loại và lựa chọn khách hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp cải cách hệ thống Ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như:

- Thái Lan thực hiện đóng cửa 52 chi nhánh ngân hàng và Công ty tài chính và

tiến hàng tổ chức sắp xếp lại các Ngân hàng thương mại.

- Quy định yêu cầu các NHTM tuân thủ hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có; các khoản nợ ngoài bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn; Ngân hàng thực hiện 100% dự phòng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ.

- Tiến hành thành lập cơ quan tái cơ cấu tài chính (Finanncial Restructuring Agency-FRA) để quản lý thanh khoản cho 58 chi nhánh ngân hàng và các công ty tài chính có vấn đề, đảm bảo an toàn cả vốn lẫn lãi cho người gửi tiền, đồng thời thành lập công ty quản lý tài sản (Asset Management Company – AMC) có trách nhiệm quản lý các khoản nợ khó đòi, tiến hành xử lý thu nợ.

Các đơn vị cho vay hiệu quả thường nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay. Do đó sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

Các đơn vị cho vay hiệu quả thường căn cứ nhiều hơn vào việc đánh giá tình trạng của từng bên vay hơn là vào các phương pháp như chấm điểm tín dụng. Hơn thế nữa, các đơn vị cho vay thấy rằng chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt.

Các đơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh.

Các đơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.

Các đơn vị cho vay hiệu quả thường tập trung quyết định phê duyệt cho vay vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.

Các đơn vị cho vay hiệu quả yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay, phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.

Các đơn vị cho vay hiệu quả đều nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Họ cho rằng việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu.

Các đơn vị cho vay hiệu quả luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai.

Các đơn vị cho vay thành công thường xác định nợ xấu sớm và bắt đầu các nỗ lực tìm lối ra cho các khoản nợ xấu thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản, điều này cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc hỗ trợ các vấn đề khác của bên vay sớm.

Qua các cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán

còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự.

1.3.2. Bài học cho BIDV Nam Gia Lai

Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích mà BIDV Nam Gia Lai có thể nghiên cứu và vận dụng như:

- Tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu thức

xếp hạng khách hàng ngày khi tiến hành thẩm định cho vay. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt.

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, phát triển các sản phẩm tín dụng mới,

yêu cầu khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 30%-40% vốn tự có.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách

hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của khách hàng.

- Có khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc,

đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.

- Phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn. Nâng cao hiệu

quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.

- Phân loại nợ kịp thời, trích lập dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến kế hoạch

tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.

- Xây dựng chính sách cho vay đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực của nền kinh

tế. Thiết lập cơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định và hợp lý.

- Xây dựng kênh thu thập thông tin khách hàng phục vụ cho công tác thẩm

- Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chất lượng tín dụng là yêu cầu thường xuyên và hàng đầu vì tín dụng là nguồn thu nhập chính của NHTM, chất lượng tín dụng kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, đến thu nhập của người lao động tại NH.

Để kiểm soát tốt và nâng cao chất lượng tín dụng, các NHTM phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Ngoài ra, để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, các NHTM nên học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các NHTM trên thế giới làm bài học vận dụng tại Việt Nam, nhằm kịp thời đánh giá và nhận dạng những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng tránh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

-CHI NHÁNH NAM GIA LAI 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG BIDV NAM GIA LAI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được hình thành theo nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 24/06/1981, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dưng Việt Nam, trực thuộc NHNN Việt Nam. Từ ngày 18/11/1990, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đến ngày 01/05/2012 chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam. Ngày 24/01/2014, Ngân hàng chính thức niêm yết giao dịch hơn 2,8 tỷ cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chi Minh (HOSE) với mã BID. Ngày 23/05/2015 Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) được sát nhập vào hệ thống BIDV.

BIDV phát triển rộng khắp với mạng lưới không ngừng mở rộng, phủ kín cả nước gồm 1 Hội sở chính, 190 Chi nhánh trong nước, 01 Chi nhánh tại nước ngoài (Myanmar) và 815 phòng giao dịch, 2 đơn vị trực thuộc, 3 Văn phòng đại diện tại Việt Nam và 06 tại nước ngoài, 13 các công ty con, liên doanh, liên kết.

Hoạt động của BIDV từ năm 2012 đến năm 2016:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn giai đoạn 2012-2016, tăng bình

quân lần lượt là 23%/năm và 21%/năm. Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng huy động vốn giảm từ năm 2012: 97% đến năm 2016: 91%. Cho thấy nguồn vốn của BIDV ngày càng dồi dào, ổn định và việc sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn. (Phụ lục 01)

- Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân 57% /tổng dư nợ

giai đoạn 2012-2016. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn bình quân từ năm 2012-2016 là 23%. (Phụ lục 02)

tỷ trọng bình quân 5% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN nhờ có những biện pháp xử lý tốt cùng với chính sách tín dụng thận trọng, đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, thẩm định cho vay chặt chẽ. (Phụ lục 03)

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Gia Lai (BIDV Nam Gia Lai) là một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

BIDV Nam Gia Lai là chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV. Từ ngày 01/7/2013, Chi nhánh được thành lập mới trên cơ sở chia tách Chi nhánh BIDV Gia Lai. Là chi nhánh thành lập mới lớn nhất của hệ thống BIDV Nam Gia Lai tại thời điểm thành lập gồm 110 CBNV với 01 Trụ sở chi nhánh và 04 Phòng Giao dịch trực thuộc. BIDV Nam Gia Lai được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam xếp hạng Chi nhánh hạng 1.

2.1.2. Địa thế hoạt động

Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển. Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Có sân bay Pleiku đi các thành phố lớn, cùng các Quốc lộ 14, 19, 25, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, kết nối Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và nhiều địa

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -

Chi nhánh Nam Gia Lai

Tên giao dịch Quốc tế: Joint stock commercial Bank for Investment and

Development of Vietnam – Nam Gia Lai Branch

Tên viết tắt: BIDV Nam Gia Lai

Địa chỉ Chi nhánh: 117 Trần Phú – TP.Pleiku – Gia Lai

phương trong nước và quốc tế. Khí hậu, thổ nhưỡng và tiềm năng đất đai của tỉnh Gia Lai rất phù hợp để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, súc sản phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tỉnh có quỹ đất lớn để phục vụ trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ, có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú thuận lợi cho một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời cũng là vùng đất đầu nguồn của nhiều sông lớn chảy qua nên có tiềm năng lớn về thủy điện đồng thời có điều kiện để triển khai các dự án phong điện, điện mặt trời.

Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2016, Gia Lai có 16 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 13 huyện. Dân số Gia Lai năm 2013 có 1.359.900 người, với phần lớn dân cư là người Kinh, dân cư phân bố không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 7,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. GRDP bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 3.541 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô hoạt động còn nhiều hạn chế. Dư nợ tín dụng của tất cả các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 39)