Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 96 - 116)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ nhất, Cần tiếp tục đổi mới phương thức điều hành quản lý trong công tác tín dụng theo hướng tiếp tục thực hiện rà soát đánh giá tổng thể mô hình phân cấp phê duyệt tín dụng tại HSC và tại Chi nhánh để loại bỏ các khâu trùng lắp, rút ngắn quy trình tín dụng theo nguyên tắc vẫn đảm bảo các khâu độc lập (đề xuất, quản lý rủi ro, tác nghiệp), trong đó đặc biệt lưu ý cấp phê duyệt tín dụng phải có trách nhiệm trong việc chỉ đạo, định hướng về mặt chủ trương để đảm bảo tiết kiệm thời gian trong việc phê duyệt hồ sơ.

Thứ hai, Hội sở chính cần thường xuyên rà soát, ban hành, sửa đổi kịp thời các quy định về phân cấp ủy quyền một cách triệt để. Các quy trình, quy định trong hoạt động kiểm tra và quy định xử lý trách nhiệm sau thanh tra, kiểm tra được cần phải được bổ sung, hoàn thiện. Triển khai có hiệu quả các đợt kiểm tra trực tiếp theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm tra.

Thứ ba, Cần phải đổi mới trong công tác giao kế hoạch tín dụng, theo nguyên tắc hiệu quả tín dụng của từng chi nhánh là căn cứ chính làm cơ sở xác định giới hạn tín dụng các Chi nhánh, giảm giới hạn tín dụng các Chi nhánh không có hiệu quả tín dụng hoặc hiệu quả thấp,….

Thứ tư, Thực hiện giám sát chặt chẽ công tác phân loại nợ trong hệ thống, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng: Điều chỉnh, bổ sung một số ngành nghề và chỉ tiêu phi tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế; Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá suy giảm khả năng trả nợ đối với khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Thứ năm, Hoàn thiện cơ chế điều chuyển vốn nội bộ (cơ chế FTP), Hội sở chính nên điều hành FTP theo sát lãi suất thị trường, phản ánh đầy đủ chi phí vốn, phân bổ hợp lý chênh lệch huy động/cho vay. Đồng thời, nên thực hiện định giá bán vốn linh hoạt, căn cứ vào diễn biến lãi suất từng vùng mà có giá bán vốn cụ thể, giúp Chi nhánh có mức lãi suất cho vay cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.

Thứ sáu, tăng cường hỗ trợ Chi nhánh trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông qua việc tổ chức các khoá học ngắn hạn, dài hạn tại ngân hàng, cử cán bộ đi học tập thực tế tại các Chi nhánh để nâng cao trình độ chuyên môn, các kiến thức về quản trị kinh doanh tín dụng, marketing… Mặt khác cũng cần tăng cường số lượng cán bộ tín dụng để đáp ứng hơn nữa nhu cầu tín dụng đang ngày càng tăng lên.

Thứ bảy, thiết lập nhiều kênh trao đổi thảo luận giữa Hội sở chính và chi nhánh, giữa các chi nhánh thành viên để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Thứ tám, cần có cơ chế động lực riêng đối với các Chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt. Tạo động lực và khuyến khích các Chi nhánh tăng trưởng hoạt động tín dụng một cách vững chắc, ít rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Nam Gia Lai đã được phân tích, đánh giá qua các số liệu thể hiện ở Chương 2, trên cơ sở những thành tựu và hạn chế trong công tác tín dụng tại Chi nhánh, luận văn tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm hoàn chỉnh nghiệp vụ tín dụng, phát huy lợi thế và hạn chế những tồn tại trong hoạt động tín dụng, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Nam Gia Lai. Đồng thời luận văn cũng kiến nghị các ban ngành liên quan thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ ngân hàng trong công tác tín dụng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng, xây dựng hệ thống tài chính ổn định bền vững, giúp cho việc tăng trưởng tín dụng ổn định an toàn.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Nam Gia Lai, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cho vay. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa góp phần lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh, đặc biệt giúp lãnh đạo chủ động thực hiện tốt khâu quản trị hoạt động cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Luận văn đã trình bày các khái niệm nghiệp vụ tín dụng, các chỉu tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Luận văn cũng nghiên cứu các phương pháp nâng cao chất lượng tín dụng.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn chất lượng tín dụng tại BIDV Nam Gia Lai, luận văn đã chỉ ra được những thành tựu, hạn chế, những điểm mạnh và yếu của chi nhánh, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đây là căn cứ để đưa ra các giải pháp cùng kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng khi được thực hiện đồng bộ.

Ngoài ra, Chi nhánh cần quan tâm nâng cao nhận thức trách nhiệm đối với các cấp quản trị về chất lượng tín dụng để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Hoàn thiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.

Chi nhánh cần chú ý xây dựng các quy định đảm bảo an toàn tín dụng, phân tán rủi ro, xây dựng quy chế trách nhiệm cho vay, tăng cường công tác kiểm soát thông tin khách hàng. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tín dụng, Nhà nước cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp lý thuyết về chất lượng tín dụng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt kiến thức, nên luận văn chỉ đáp ứng một phần lĩnh vực nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế và còn nhiều giải pháp cần được tiếp tục nghiên cứu. Tác giả kính mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý, trao đổi của quý Thầy, Cô và các anh chị đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Diệu Anh 2011, Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông.

2. Đặng Văn Dơn 2012, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB

Phương Đông.

3. Trần Đình Định 2008, Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo

chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp.

4. Lê Đình Hạc 2005, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân

hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Thanh Hải 2012, Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín

dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Ngoại thương.

6. Vương Quý Hải 2013, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại

Vietcombank An Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

7. Lê Đức Quốc Sỹ 2012, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ninh Thuận, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

8. BIDV 2013, Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam.

9. BIDV 2013, Định hướng phát triển tín dụng giai đoạn 2014-2016 của Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

10. BIDV 2017, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại

<http://www.bidv.com.vn> , [ngày truy cập: 20/06/2017].

11. BIDV 2017, Sản phẩm dịch vụ BIDV, truy cập tại

<http://www.bidv.com.vn/sanphamdichvu.aspx>, [ngày truy cập: 20/06/2017].

12. Các website:

+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn

+ Hiệp hội ngân hàng Việt Nam www.vnba.org.vn

PHỤ LỤC 01

Biểu đồ tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay tại BIDV từ năm 2012-2016

PHỤ LỤC 02

Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay tại BIDV năm 2012-2016

PHỤ LỤC 03

Bảng số liệu dư nợ theo chất lượng vay tại BIDV năm 2012-2016

Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016

Nợ đủ tiêu chuẩn 299.379 356.857 417.288 570.845 682.185

Nợ cần chú ý 31.383 25.338 19.348 17.535 27.083

Nợ dưới tiêu chuẩn 5.857 3.946 4.714 3.976 6.482

Nợ nghi ngờ 825 684 1.076 888 1.036

Nợ có khả năng mất vốn 2.479 4.209 3.267 5.190 6.911

Tỷ lệ nợ xấu 2,90% 2,37% 2,03% 1,68% 1,99%

PHỤ LỤC 04

Mạng lưới hoạt động các NHTM trên địa bàn đến 31/12/2016

Ngân hàng Chi nhánh cấp 1 Chi nhánh cấp 2 Phòng Giao dịch Ngân hàng TM nhà nước 6 26 41 1. Agribank 1 26 11 2. Vietinbank 1 11 3. Vietcombank 1 6

4. BIDV Nam Gia Lai 1 4

5. BIDV Gia Lai 1 5

6. BIDV Phố Núi 1 4 Ngân hàng TMCP 12 0 10 1. Sacombank 1 2 2. NH Quân đội (MB) 1 1 3. Đông Á 1 4. ACB 1 5. SHB 1 1 6. SCB 1 7. Techcombank 1 8. NH BĐ Liên Việt 1 2 9. HD Bank 1 10.VPBank 1 1 11.ABBank 1 2 12.GPBank 1 1 Tổng cộng 18 26 51

PHỤ LỤC 05

Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Nam Gia Lai

Khối QLKH: Khối Quản lý Khách hàng - Khối QLRR: Khối Quản lý Rủi ro

- Phòng QL KHDN 1: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp 1 - Phòng QL KHDN 2: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp 2 - Phòng QL KHCN: Phòng Khách hàng Cá Nhân - Phòng QLRR: Phòng Quản lý rủi ro - Phòng TC-KT: Phòng Tài chính kế toán - Phòng TC-HC: Phòng Tổ chức hành chính - Phòng KH-TH: Phòng Kế hoạch tổng hợp

- Phòng QL và DV Kho quỹ: Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ - PGD: Phòng Giao dịch

Khối Quản lý khách hàng

Gồm có 3 phòng khách hàng với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được

mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của BIDV Nam Gia Lai.

- Khối Quản lý rủi ro

Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi khối quan hệ khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lýợng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và chức nãng kiểm tra nội bộ.

- Khối tác nghiệp

Khối tác nghiệp gồm có 3 phòng: phòng Quản trị tín dụng; phòng Giao dịch khách hàng; phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ. Các phòng thuộc khối tác nghiệp là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng Quan hệ khách hàng đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại. Khối tác nghiệp chính là nơi hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ.

- Khối Quản lý nội bộ

Gồm các phòng: phòng Tài chính kế toán; phòng Tổ chức hành chính; phòng Kế hoạch tổng hợp. Các phòng thuộc khối quản lý nội bộ sẽ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ như: xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác hậu kiểm; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính.

- Khối trực thuộc: PGD PGD Chư Sê, PGD Pleiku, PGD Thành Công, PGD Đức Cơ. Với mục tiêu mở rộng mạng lưới hoạt động, Chi nhánh thành lập 04 phòng giao dịch có chức năng tương tự như một một Chi nhánh thu nhỏ với đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một Ngân hàng thương mại trong phạm vi ủy quyền của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Gia Lai

PHỤ LỤC 06

Bảng cơ cấu huy động vốn cuối kỳ BIDV Nam Gia Lai qua các năm ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 Phân theo đối tượng 1.435 2.392 2.871 3.418

Tiền gửi TCKT 357 25 543 23 587 20 787 23

Tiền gửi dân cư 1.078 75 1.849 77 2.284 80 2.631 77

2 Phân theo loại tiền 1.435 2.392 2.871 3.418

Bằng VND 1.378 96 2.320 97 2.785 97 3.315 97 Bằng ngoại tệ 57 4 72 3 86 3 103 3 3 Phân theo kỳ hạn 1.435 2.392 2.871 3.418 Không kỳ hạn 229 16 422 17 518 18 742 22 Có kỳ hạn 1.206 84 1.970 83 2.353 82 2.676 78 4 Tốc độ tăng trưởng 67% 20% 19%

PHỤ LỤC 07

Bảng số liệu tình hình thu dịch vụ từ năm 2013 đến năm 20116

ĐVT: Triệu đồng TT Dịch vụ TH 2013 (tr.đ) TH 2014 (tr.đ) TH 2015 (tr.đ) TH 2016 (tr.đ) Tỷ trọng 2016 Tổng cộng 6.859 13.626 16.071 19.081 100% 1 Dịch vụ thanh toán 2.096 3.349 3.954 4.833 25% 2 Dịch vụ Bảo lãnh 776 1.525 1.806 3.051 16% 3 Phí Tín dụng 1.448 3.370 3.063 3.658 19% 4 Tài trợ thương mại 508 2.071 3.146 2.541 13% 5 Dịch vụ thẻ 689 1.736 1.970 2.267 12% 6 DV Ngân hàng điện tử 1.152 1.339 1.713 2.310 12%

7 WU 17 55 78 107 1%

8 Dịch vụ Bảo hiểm 46 76 245 263 1%

PHỤ LỤC 08

Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức

Bước KHÁCH HÀNG P.QLKH PGĐ QLKH P.QLRR PGĐ QLRR GIÁM ĐỐC HĐTD CƠ SỞ TRỤ SỞ CHÍNH

1

2

3

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ Nhu cầu

Bổ sung hồ sơ

Xét duyệt

Rà soát, thẩm định

đánh giá rủi ro Xét duyệt

Xét duyệt Xét duyệt

Ban QLRRTD

Thực hiện ý kiến phê duyệt của các cấp có

thẩm quyền Từ chối cấp

tín dụng

Ý kiến phê duyệt

Vượt thẩm quyền Vượt thẩm quyền Đàm phán, ký kết hợp đồng Thẩm định, lập Báo cáo đề xuất tín dụng Vượt thẩm quyền Thiếu Đủ Đồng ý cấp tín dụng Không đồng ý cấp tín dụng Trao đổi

Phê duyệt của cấp có thẩm quyền Xét duyệt Không đồng ý cấp tín dụng Vượt thẩm quyền Chi nhánh

PHỤ LỤC 09

Quy trình cấp tín dụng bán lẻ

Quy trình cấp tín dụng bán lẻ

Tiếp thị và đề xuất tín dụng Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt Giải ngân/phát hành bảo lãnh Quản lý sau giải ngân/phát hành bảo lãnh

Tiếp thị chủ động (Bước 1) Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ tín dụng

(Bước 2) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

(Bước 3) Đánh giá, phân tích khách hàng, khoản vay (Bước 4) Lập đề xuất tín dụng (Bước 6) Phán quyết tín dụng (Bước 10) Qua TĐRR

Phê duyệt đề xuất tín dụng (Bước 7)

Phán quyết tín dụng (Quy định phân cấp thẩm quyền phán quyết TDBL của BIDV) (Bước 12)

Trình Hội sở chính

Chấp thuận/từ chối cấp tín dụng (Bước 13) gửi Thông báo tới khách hàng trong

đó nêu rõ lý do từ chối cho vay Từ chối

Chấp thuận

Kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân (Bước 15)

Đề xuất và quyết định giải ngân (Bước 16) Đối với khoản cấp

tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Hội sở chính/Phát hành bảo lãnh 16b

Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh 16a PKHCN đề xuất, trình PGĐQLKHCN/GĐ Chi nhánh ký phê duyệt trên Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể CBQTTD kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, các điều kiện giải ngân, trình LĐPQTTD ký kiểm soát và trình PGĐ phụ trách tác nghiệp phê duyệt Chuyển hồ sơ sang phòng QTTD

Phòng KHCN/cấp thẩm quyền hoàn thiện, ký Bảng kê rút vốn/Hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 96 - 116)