Địa thế hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 46 - 48)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Địa thế hoạt động

Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển. Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Có sân bay Pleiku đi các thành phố lớn, cùng các Quốc lộ 14, 19, 25, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, kết nối Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và nhiều địa

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -

Chi nhánh Nam Gia Lai

Tên giao dịch Quốc tế: Joint stock commercial Bank for Investment and

Development of Vietnam – Nam Gia Lai Branch

Tên viết tắt: BIDV Nam Gia Lai

Địa chỉ Chi nhánh: 117 Trần Phú – TP.Pleiku – Gia Lai

phương trong nước và quốc tế. Khí hậu, thổ nhưỡng và tiềm năng đất đai của tỉnh Gia Lai rất phù hợp để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, súc sản phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tỉnh có quỹ đất lớn để phục vụ trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ, có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú thuận lợi cho một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời cũng là vùng đất đầu nguồn của nhiều sông lớn chảy qua nên có tiềm năng lớn về thủy điện đồng thời có điều kiện để triển khai các dự án phong điện, điện mặt trời.

Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2016, Gia Lai có 16 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 13 huyện. Dân số Gia Lai năm 2013 có 1.359.900 người, với phần lớn dân cư là người Kinh, dân cư phân bố không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 7,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. GRDP bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 3.541 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô hoạt động còn nhiều hạn chế. Dư nợ tín dụng của tất cả các Ngân hàng trên địa bàn tính đến cuối năm 2016 đạt 66.717 tỷ đồng, nợ xấu khoảng 370 tỷ đồng (trong đó Chi nhánh Ngân hàng Phát triển là 351 tỷ đồng), chiếm 0,55% tổng dư nợ. Đến 31/12/2016, hệ thống TCTD hiện có trên địa bàn là 18 đơn vị, gồm 6 NHTM nhà nước và 12 NHTMCP, trong đó bao gồm 26 Chi nhánh cấp 2 và 51 phòng giao dịch. (Phụ lục 04).

Chi nhánh BIDV Nam Gia Lai phụ trách địa bàn hoạt động phía Tây Nam của tỉnh Gia Lai bao gồm khu vực thành phố Pleiku, địa bàn các huyện Đức Cơ, Chư Sê, Chư Pưh và Ia Grai. Đây là những vùng chủ yếu phát triển mạnh trong các lĩnh vực trồng cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, lĩnh vực thủy điện do có sự ưu đãi của thiên nhiên. Tuy nhiên, thị trường hoạt động còn có nhiều khó khăn do chưa được đầu tư và khai thác tốt, phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chưa có sự bứt phá, chưa có dự án đầu tư FDI nào lớn vào tỉnh, chưa

xây dựng được các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ thấp làm ăn nhỏ lẻ còn mang tính thô sơ do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghiệp vẫn chủ yếu là sản xuất vừa và nhỏ, tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 46 - 48)