Cơ sở đánh giá CCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 30)

Các nước trên thế giới hiện nay đang nỗ lực thể hiện các chính sách, pháp luật và các hành động liên quan đến bảo vệ rừng, quản lý rừng bền vững và có trách nhiệm thông qua tiến trình xây dựng những tiêu chí và chỉ số để cụ thể hóa hoạt động quản lý rừng và giám sát chặt chẽ các hoạt động này. Mỗi quan hệ giữa CCR và các tiến trình liên chính phủ nhằm xây dựng các tiêu chí và chỉ số cho quản lý rừng bền vững có tính bổ sung, hỗ trợ. Những sáng kiến như tiến trình liên Âu tại Châu Âu, tiến trình Tarapota tại Châu Mỹ Latinh, tiến trình Montreal tại những nước vùng ôn đới và hàn đới nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng thông tin cấp quốc gia và hiện trạng rừng. Chứng chỉ rừng thì hoàn toàn

khác vì nó mang tính chuẩn mực chứ không mang tính miêu tả và hoạt động ở cấp quản lý với vai trò là một khuyến khích thị trường. Nhưng ở đây lại có sự bổ sung và tương hỗ lẫn nhau là vì các số liệu có được từ các tiến trình xây dựng các tiêu chí, chỉ số có thể giúp xây dựng các tiêu chuẩn chứng chỉ và ngược lại thông tin về các khu rừng đã được cấp chứng chỉ có thể sử dụng trong các tiến trình xây dựng tiêu chí và chỉsố.

Tại châu Âu có 32 quốc gia tham gia tiến trình Pan European -Helsinki vào năm 1994. Tiến trình này đã xây dựng các tiêu chuẩn và chỉ số theo nguyên tắc quản lý rừng vền vững ở châu Âu. Kết quả có 6 tiêu chí và 20 chỉ số (C&I) định lượng được xác định (FAO 2001)[32]. Tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO) có 52 quốc gia trong đó có 33 quốc gia sản xuất gỗ nhiệt đới và 27 quốc gia tiêu thụ sản phẩm (ITTO member page)[30]. Trong những năm 90, ITTO đã đi tiên phong trong việc xây dựng tiêu chuẩn để đo lường quản lý rừng nhiệt đới bền vững và đã xác định được 7 tiêu chí và 27 chỉ số tập trung trước hết vào cơ sở pháp luật và thể chế quản lý rừng bền vững và tập trung vào đối tượng là rừng khai thác gỗ, chưa có cho rừng đa mục tiêu. Sau đó bảng chỉ số này được điều chỉnh vào lần 2 năm 1998 và lần 3 vào năm 2005[31]. Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) cũng đưa ra bộ tiêu chuẩn QLRBV với 8 tiêu chí trong khi đó tiến trình Montréal được nhiều nước ôn đới đề xuất bộ tiêu chuẩn 7 tiêu chí ra đời lần đầu vào tháng 2 năm 1995 tại Santiago, Chile và đã được sửa đối lần 3 vào tháng 12 năm 2007. (Website về Tiến trình Montreal)[33].

Tương tự như vậy, FAO năm 1995 và tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc đã hỗ trợ các nước châu Phi và vùng Cận Đông tổ chức hội thảo tại Nairobi, Kenya và đưa ra 7 tiêu chí với 47 chỉ số cho vùng rừng khô hạn châu Phi và 7 tiêu chí, 65 chỉ số cho vùng Cận Đông[34]. Năm 1997, tổ chức FAO và Môi trường và Phát triển Trung Mỹ cũng họp đề xây dựng tiêu chuẩn và chỉ tiêu cho các nước thành viên. Kết quả là có 8 tiêu chí và 52 chỉ số cho cấp quốc gia và 4 tiêu chí cùng 40 chỉ số cho cấp vùng. (FAO, 2001)[28].

Tùy điều kiện mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới mà việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững trên cơ sở thảo luận và nhất trí giữa

các tổ chức môi trường, kinh tế và xã hội phù hợp với công ước quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học như CITES, TFAP... có thể dựa trên các nguyên tắc quản lý bảo vệ rừng của hội đồng quản trị rừng. Tiêu chuẩn phải bao gồm các tiêu chí cụ thể về môi trường, kinh tế, xã hội phù hợp với đối tượng được chứng chỉ rừng (CCR cho rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) và với điều kiện của từng vùng sinh thái hoặc trên phạm vi cả nước. Trong tài liệu hướng dẫn của ITTO về quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới[35] thì những quy định tập trung vào 41 nguyên tắc cụ thể với 03 mục lớn là: (1) Chính sách pháp luật; (2) Quản lý rừng và (3) là những vấn đề kinh tế xã hội và tài chính. Trong mỗi nguyên tắc lại có các hoạt động cụ thể quy định các công việc cần làm để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đề ra.

Trong tài liệu những nguyên tắc và tiêu chí quản lý rừng của FSC đưa ra gồm có 10 nguyên tắc áp dụng cho tất các các loại rừng tự nhiên và rừng trồng kể cả rừng sản xuất gỗ và các loại rừng cho ra các sản phẩm khác ngoài gỗ [21]. Các nguyên tắc và tiêu chí phải bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến quản lý kinh doanh rừng và tuân thủ các chính sách pháp luật, quyền và trách nhiệm sử dụng đất, quyền của các cộng đồng địa phương, phân chia lợi nhuận, khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm, chống ô nhiễm môi trường, kiểm tra đánh giá, chăm sóc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, xã hội... Tuy nhiên các chủ rừng không nhất thiết phải đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí trên thì mới được cấp chứng chỉ, việc này còn tùy thuộc vào việc tổ chức thực hiện chứng chỉ nhưng phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc quan trọng nhất liên quan đến các yếu tố môi trường, xã hội.

Chứng chỉ rừng không thể thay thế những biện pháp quản lý bảo vệ rừng truyền thống như chính sách pháp luật, công ước, chương trình hay kế hoạch hành động của địa phương, nước sở tại. Tuy nhiên tùy theo điều kiện thì chứng chỉ rừng là một công cụ hữu hiệu khuyến khích áp dụng quản lý rừng bền vững và thu hút các tầng lớp xã hội tham gia trong quá trình hội nhập và phát triển. Nhiệm vụ chính của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường, có lợi ích về mặt xã hội và kinh tế.

a) Lợi ích về môi trường:

Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào thương mại lâm sản rằng các đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy diệt rừng, con người và cuộc sống thông qua các hoạt động:

Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất… Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng.

Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống của chúng. b) Lợi ích về xã hội:

Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ chính là yêu cầu có sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia hay khu vực. Điều này có nghĩa rằng tất cả các hoạt động lâm nghiệp phải được sự đồng thuận của các nhóm dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng địa phương. Ví dụ: các phương thức sử dụng rừng truyền thống như thu lượm hoa, quả, củi, vật liệu xây dựng hoặc cây thuốc phải được cân nhắc để đảm bảo cuộc sống của họ.

c) Lợi ích về kinh tế:

Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử dụng tối ưu và chế biến tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nơi khai thác và chế biến. FSC xây dựng 10 nguyên tắc / tiêu chuẩn cho quản lý rừng bền vững. Các nguyên tắc / tiêu chuẩn này phù hợp với tất cả các loại rừng: ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên và rừng trồng.

Từ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đó, các quốc gia, khu vực tham gia vào tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ xây dựng các bộ tiêu chuẩn quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình. Các bộ tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó.

1.1.3.2.Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC)

Với bất kỳ một chương trình cấp CCR nào việc xem xét mối liên hệ của một sản phẩm gỗ từ một khu rừng được cấp chứng chỉ đến khi được chế biến thành sản phẩm cuối cùng và được đem tiêu thụ tại thị trường là một việc rất

quan trọng vì nó cung cấp cơ sở cho việc dán nhãn sản phẩm. Khái niệm này được gọi là chuỗi hành trình sản phẩm ( Chain of Custody)- CoC.

Từ một cây gỗ, để có thể trở thành một thành phẩm gỗ, cần phải trải qua nhiều bước, bao gồm từ khai thác, chế biến và sản xuất sơ cấp và thứ cấp, phân phối và tiêu thụ. Bằng cách kiểm định từng bước trong quá trình này, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) đảm bảo với khách hàng rằng các sản phẩm đã được chứng chỉ mà họ mua thực sự có nguồn gốc từ một khu rừng đã được chứng chỉ. Sản phẩm của các công ty đã được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm có thể được mang nhãn FSC.

Bước đầu tiên cho một công ty muốn thực hiện chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm là phải xác định tất cả các điểm kiểm soát gỗ tập kết (CCP’s). Điểm kiểm soát gỗ tập kết là điểm mà gỗ nguyên liệu đã được chứng chỉ và chưa được chứng chỉ có khả năng bị trộn lẫn với nhau. Ở mỗi điểm đã xác định sẽ cần sự kiểm soát để đảm bảo rằng gỗ sẽ không bị trộn lẫn. Trong hầu hết các trường hợp, CCP’s sẽ bao gồm:

- Việc thu mua nguyên liệu gỗ - Đầu vào có xuất xứ

- Kiểm tra trong sản xuất

- Hàng hóa thành phẩm và lưu kho - Việc bán hàng

Cách thức mà CCP’s có thể ngăn cản được việc trộn lẫn gỗ đã được chứng chỉ và chưa được chứng chỉ là thông qua việc kết hợp xác nhận và xác minh gỗ, phân loại gỗ và chứng từ phù hợp, cùng với việc đào tạo chuyên môn đầy đủ. Hướng dẫn chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm thay đổi tùy theo các cơ quan cấp chứng chỉ khác nhau và các chi tiết cần dẫn chiếu đến các cơ quan cấp chứng chỉ có liên quan. Do đó, mục tiêu của việc chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm là cung cấp bằng chứng rằng sản phẩm được chứng chỉ có nguồn gốc từ các khu rừng đã được cấp chứng chỉ và quản lý tốt và xác minh rằng các sản phẩm đó không lẫn lộn với các sản phẩm từ các khu rừng chưa được chứng chỉ ở bất kỳ điểm nào của chuỗi cung cấp, trừkhi dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của

cơ chế nhãn sinh thái tỷ lệ (%) mà sản phẩm đang được áp dụng. Nhãn sinh thái dựa trên tỷ lệ là một cơ chế mà lâm sản chỉ chừa một tỷ lệ nhỏ nguyên liệu gỗ được chứng chỉ vẫn có thể được dán nhãn nêu lên rằng chúng có nguồn gốc từ các khu rừng được quản lý tốt. Cơ quan chứng chỉ được ủy nhiệm đang tiến hành hoặc quản lý chương trình chứng chỉ này sẽ đưa ra hướng dẫn và giới hạn về các tuyên bố này trên nhãn sinh thái.

Chi phí trực tiếp của việc được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) bao gồm chi phí đánh giá ban đầu và hàng năm. Chi phí gián tiếp có thể bao gồm khoản tăng thêm để phân loại sản phẩm, trang bị lại nhà xưởng và đào tạo nhân viên để đảm bảo tính riêng rẽ của sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)