Thực trạng các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 63)

a. Tăng trưởng kinh tế:

- Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã đã có những bước phát triển, đời sống vật chất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp. Cơ cấu kinh tế của xã chưa được chuyển dịch một cách tích cực, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp còn tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa đáng kể.

- Hơn nữa Lộc Bổn là một xã có đặc thù bán sơn địa, có nền kinh tế chậm phát triển, giá trị sản xuất còn ở mức thấp. Trong nhiều năm qua cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng làm cho bộ mặt xã thay đổi nhanh chóng, tuy nhiên thực chất cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tiềm năng đất đai lao động chưa được khai thác hợp lý.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm thấp so với các xã trong huyện, chủ yếu là nông lâm nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực theo từng năm đóng góp một phần đáng kể trong nền kinh tế huyện Phú Lộc.

- Giá trị tổng sản phẩm năm 2010 đạt 319 tỷ, so với kế hoạch đạt 180,7%; so với cùng kỳ tăng 4,5 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16%.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế hiện tại chưa chuyển dịch mạnh, chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển. Trong tương lai để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã, huyện thì cần mở rộng phát triển thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ mới, tạo lập các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường để đưa xã thoát nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả, phát huy lợi thế của từng vùng, tập trung mọi nguồn lực cho các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm. Quan tâm tạo điều kiện cho phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tại địa bàn để có điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)