Hiện trạng quản lý và phát triển kinh doanh rừng trồng tham gia FSC tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 79)

xã Lộc Bổn.

Dự án đã hỗ trợ cho 9.343 hộ gia đình trồng rừng kinh tế với diện tích 13.762 ha, trong đó diện tích diện tích hỗ trợ giao đất, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp là 13.452 ha cho 8.994 hộ gia đình. Quá trình triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương[2].

Nhằ m góp phần vào mục tiêu Chiến lươ ̣c phát triển ngành lâm nghiê ̣p Việt Nam, dự án Phát triển ngành lâm nghiê ̣p thiết kế hợp phần phát triển thể chế trong đó có tiểu hơ ̣p phần xúc tiến cấp chứng chỉ rừng trồng, đây là hoa ̣t đô ̣ng mới và cũng là nhiê ̣m vu ̣ rất khó khăn của dự án nói riêng và của ngành lâm nghiê ̣p nói chung. Dự án Phát triển ngành lâm nghiê ̣p với mu ̣c tiêu theo thiết kế là cấp chứ ng chỉ quản lý rừng trồng cho diê ̣n tích 10.000 ha, tuy nhiên do nhiều còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên đã không đạt được chỉ tiêu như mong muốn. Để đạt đươ ̣c mu ̣c tiêu này trước tiên dự án WB3 triển khai hoa ̣t đô ̣ng cấp chứng chỉ quản lý rừng thí điểm sau đó thực hiê ̣n mở rô ̣ng quy mô và diện tích cho trong từng năm.

Kết quả cuối cùng của viê ̣c hỗ trợ tất cả các hoa ̣t đô ̣ng được thể hiê ̣n qua diện tích và thành viên nhóm chứng chỉ rừng dự án WB3 đề nghi ̣ đánh giá để cấp chứ ng chỉ năm 2012 cu ̣ thể như sau:

Diện tích được cấp chứng chỉ rừng cho 2 nhóm An Nong, Bến Ván xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc là 75,25ha/40 hộ thành viên [3].

TT Đơn vị Diện tích (ha) Số thành viên (hộ) Ghi chú Xã Lộc Bổn 75,25 40 1 Nhóm An Nong 44,61 20 2 Nhóm Bến Ván 30,64 20

Tuy nhiên trong quá trính đánh giá của GFA để cấp chứng chỉ rừng cho các hộ trên địa bàn thì có một số hộ không đạt tiêu chuẩn về các lỗi không tuân thủ hoặc vì một số lý do khác nên một số hộ đã xin ra khỏi nhóm. Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích rừng trồng tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc tham gia nhóm CCR FSC là 68,59 ha/35 hộ[3]. Trong năm 2014 họ đã tiến hành khai thác bán gỗ CCR của 3 hộ thành viên với diện tích 2,9 ha, mang lại hiệu quả về kinh tế cao. Dự kiến đánh giá mở rộng nhóm chứng chỉ khoảng 250 ha/22 hộ năm 2015.

Diện tích lựa chọn để tham gia chương trình cấp CCR tại xã Lộc Bổn thuận lợi là tập trung theo tiêu chí liền canh, liền cư nên dễ cho việc triển khai làm hồ sơ và quản lý bảo vệ. Diện tích rừng của hộ dân được đo đạc và cấp sổ đỏ theo từng hộ gia đình với hình thức sở hữu và cho thuê dài hạn 40 năm được dự án thực hiện nên các tiêu chí liên quan đến quyền sử dụng đất, thuê đất lâu dài... đều đáp ứng được các yêu cầu của chứng chỉ rừng quy định.

Diện tích rừng trồng trong nhóm CCR được hộ gia đình chú trọng về mặt tác động đúng các biện pháp kỹ thuật, nâng cao chất lượng lâm phần và hướng đến mục đích kinh doanh gỗ xẻ, đa dạng hóa các loài cây và giữ lại các loài cây bản địa theo đúng quy định đã được Dự án yêu cầu.

Trước khi tham gia vào Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng được tại khu vực này do hầu hết hộ gia đình trồng và chăm sóc rừng theo phương thức truyền thống như: Cày ủi, đào rãnh giữa các ranh giới lô, xử lý

thực bì bằng phương pháp đốt toàn diện và mật độ trồng rừng (2.500-3.000 cây/ha) và không chú trọng nhiều đến chất lượng nguồn gốc giống. Sau khi tham gia Dự án và chương trình cấp CCR, các hộ đã được dự án tuyên truyền, đào tạo tập huấn về kỹ thuật và quản lý rừng trồng nên chất lượng và ý thức dần được thay đổi. Và hiện nay tất cả thành viên nằm trong nhóm chứng chỉ đã quan tâm đến chất lượng cây giống nguồn gốc rõ ràng, thậm chí đưa giống cây Keo mô vào trồng thâm canh. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình hạn chế tác động đến môi trường và nâng cao chất lượng lâm phần. Dưới đây là bảng so sánh khái quát quy trình trồng, chăm sóc và khai thác gỗ giữa các hộ trồng rừng tham gia dự án và các nhóm hộ không tham gia dự án được tác giả điều tra và tổng kết lại tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng 4.1. So sánh quy trình trồng, chăm sóc, khai thác rừng.

Tiêu chí

Rừng trồng tham gia dự án (bao gồm rừng cấp chứng

chỉ FSC)

Rừng trồng không tham gia dự án

Cây giống

- Mua tại công ty cung cấp giống cây ShaiYo, được cơ quan có thẩm quyền cho phép cung cấp cây giống.

- Giống cây thế hệ F1, được chọn lọc các cây khỏe mạnh - Giá 1.000đ/cây (nguồn:

Trưởng nhóm Bến Ván), đạt

tiêu chuẩn cây con theo tiêu chuẩn của FSC

- Mua tại các vườn ươm trên địa bàn, không có các cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép.

- Giống cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, thế hệ F2,F3..

- Giá 700đ/cây, tiêu chuẩn cây con tùy thuộc vào đánh giá của từng chủ rừng.

Quy trình trồng

- Trồng theo kỹ thuật đã được tập huấn theo tiêu chuẩn FSC.

- Trồng bằng thủ công, cuốc hố 30x30, lấp phân.

- Trồng theo kỹ thuật truyền thống, thủ công.

- Mật độ trồng 2.500 - 3.000 cây/ha. - Có tra, dặm

- Mật độ trồng 2.000-2.500 cây/ha. - Có tra, dặm Các biện pháp lâm sinh

- Tia thưa đúng thời điểm nên có thu nhập thêm từ việc tỉa thưa. - Xử lý thực bì kịp thời, dựa vào hiện trạng để xử lý thực bì. Trước khi trồng rừng không xử lý đốt thực bì để tạo một lớp bề mặt giữ độ ẩm, nước và không bị xói mòn đất màu.

- Đầu tư phân đúng mức, đúng quy định. Không sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu. Trong 1 chu kỳ kinh doanh rừng bón phân 2 lần. Lần 1:bón lót khi trồng cây 150g NPK/cây, lần 2: bón thúcsau 6-7 tháng với 150g- 200g NPK/cây.

- Các chủ rừng cũng tỉa thưa nhưng không đúng thời điểm nên ko có hiệu quả, một số chủ rừng để quá muộn mới tỉa thưa dẫn đến có sự chén ép giữa các cây.

- Xử lý thực bì 1 lần là đốt trước khi trồng cây con, việc làm trên có lợi được một chút công, tiền nhưng có hậu quả nghiêm trọng về sau này, khi mưa đất bị xói mòn bề mặt, không giữ được dộ ẩm, nước cho cây.

- Các chủ rừng chỉ bón phân 1 lần trong khi trồng cây con.

Bảo vệ cây trồng

- Tỉa thưa những cây bị chèn ép, không phát triển ở khoảng thời gian rừng đạt 3,5 năm tuổi. Để tạo môi trường sống cho các cây khác và tăng khối lượng gỗ xẻ, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

- Không chặt bỏ những cây

- Không tỉa thưa hoặc tỉa thưa không đúng thời điểm khoảng 1 đến 2 năm tuổi nên không có nguồn thu nhập thêm hoặc tỉa thưa quá muộn dẫn đến những cây bị chèn ép chết đứng. Không tận dụng lấy gỗ dăm được. - Những cây gỗ bị gẫy, đổ, chết thì chặt bỏ, đem về bán hoặc làm củi gây

bị gẫy, đổ mà để nguyên hiện trường. Không phá vỡ cảnh quan môi trường rừng, tạo môi trường sống.

phá vỡ cảnh quan môi trường rừng.

Khai thác

- Căn cứ vào diện tích lô rừng và diện tích vùng đệm lên kế hoạch khai thác. Nếu dưới 10ha thì được khai thác trằng và diện tích vùng đệm phải khai thác chặt chọn, giữ thảm thực bì ở vùng đệm. Trên 10ha thì khai thác để lại 10% tổng diện tích.

- Các chủ rừng được khai thác tùy ý, các chủ rừng ở đây khai thác trắng, không chú ý đến các vùng đệm, không có quản lý nên không bảo vệ được môi trường.

Các yêu cầu khi khai thác

- Công cụ khai thác bằng cưa máy.

- Vận chuyển, vận xuất bằng ô tô.

- Có hợp đồng khai thác. - Được tập huấn về quy trình khai thác, kỹ thuật khai thác và khai thác tác động thấp(RIL). Có trang bị bảo hộ khi tham gia khai thác.

- Các chủ rừng bán cho thương lái cây đứng tại rừng nên không mất chi phí khai thác, chi phí vận chuyển và không quan tâm đến vấn đề môi trường rừng trong khu vực khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)