Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49)

Sử dụng phương pháp thống kê cơ bản trong lâm nghiệpđể đánh giá sinh trưởng của 2 lâm phần bằng Excell. Qua số liệu trên OTC, tổng hợp số liệu, tính

toán các chỉ số như Hvn, D1.3,Vtb, S, S%, Ni, M (trữ lượng)....Kiểm tra tính đồng nhất của 2 lâm phần thông qua chỉ số Asymp. Sig của tiêu chuẩn Kruskal – Wallis

Dưới đây là công thức tính các đặc trưng mẫu (N/ha, D1.3, H, Dt):

+ Tính mật độ:

(cây/ha) + Tính giá trị trung bình mẫu:

= ∑fixi (1) + Tính sai tiêu chuẩn:

S =

Trong đó: Qx = ∑fixi - (2)

+ Tính hệ số biến động:

S% = 100 (3)

+ Tính phương sai mẫu:

S2 = (4) + Tính hệ số chính xác: P% = (5) + Tính thể tích: = G * Hvn * f Trong đó: (6) G là tổng tiết diện 𝐺 = 𝜋+𝑑1.32 4 Hvn: Chiều cao vút ngọn f = 0.5

+ Tính trữ lượng:

M (m3/ha) = * Nitb (7)

Trong đó: xi : là trị số trung bình giữa tổ.

fi : là tần số xuất hiện các trị số trong tổ. n: Dung lượng mẫu.

S: Sai tiêu chuẩn S%: hệ số biến động: S2 : Phương sai mẫu P%: Hệ số chính xác

: Thể tích trung bình Nitb: Mật độ cây/ha M: Trữ lượng

Sử dụng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis để kiểm tra. Tiêu chuẩn này chủ yếu dựa vào phương pháp xếp hạng các số liệu quan sát ở các mẫu. Sau đó tính giá trị H:

H = - 3(n+1)

Trong đó: n= ∑ni. Nếu các mẫu là thuần nhất thì H có phân bố 2 với bậc tự do k = l-i, l là số mẫu quan sát.

Nếu H >2

0,05 thì các mẫu không thuần nhất Nếu H <= 2

0,05 thì các mẫu là thuần nhất. Trong đó: H: Hằng số

Ri2: Bình phương bán kính cây thứ i. * Phương pháp đánh giá về mặt kinh tế.

Tại 2 thôn Bến Ván và An Nông được lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn 40 hộ gia đình gồm: 30 hộ dân tham gia dự án FSC và 10 hộ dân không tham gia dự án. Trong mỗi nhóm đối tượng hộ dân nêu trên, các hộ được lựa chọn nghiên cứu với mức độ giàu nghèo khác nhau để đám bảo tính khách quan.

Các thông tin phỏng vấn được ghi chép trong phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình bao gồm các tiêu chí sau: Chi phí đầu tư tài chính, thu nhập mang lại từ các hoạt động phát triển rừng; Chi phí đầu tư, thu nhập mang lại từ các việc làm hoặc hoạt động đầu tư kinh tế khác. Tỷ lệ thu nhập trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình. Tỷ lệ diện tích đất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất sản xuất của hộ gia đình, sự thay đổi về phân loại kinh tế hộ gia đình. Mỗi tiêu chí được điều tra thông tin tại 3 thời điểm: (01) Trước khi tham gia dự án WB3(năm 2004), (02) Tại thời điểm điều tra (năm 2015), (03) Dự kiến vào cuối chu kỳ rừng.

Dựa vào các số liệu, sổ sách, hồ sơ được ghi chép, lưu giữ của Trưởng nhóm, thu thập các tài liệu liên quan đến khai thác và bán rừng chứng chỉ FSC và không có chứng chỉ, gồm các tài liệu như tổng khối lượng rừng khai thác được, bảng tổng hợp chi phí bán rừng, bảng tổng hợp chi phí khai thác, chi phí vận chuyển, chi phí trồng và chăm sóc. Để từ đó dự vào kết quả tổng hợp số liệu ta có thể tính toán được lợi nhuận của người dân thông qua cách tinh:

Lợi Nhuận = Tổng Thu Nhập – Tổng Chi Phí.

Sau đó chúng ta đi đánh giá so sánh về lợi nhuận mà 2 loại rừng tham gia FSC và không tham gia FSC thu được chênh lệch nhau bao nhiêu. Từ đó đánh giá được rừng nào cho lợi nhuận cao hơn với cùng diện tích và chu kỳ khai thác.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế: Áp dụng phương pháp tính “động“ với 2 chỉ tiêu xác đinh:

Giá trị hiện tại thuần (NPV), Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (B/C) và tính cho đơn vị diện tích là 1 ha, chu kỳ kinh doanh rừng 7 năm.

NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng gia tăng, hay giá trị hiện tại thuần là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng chi phí sau khi đã chiết khấu về giá trị hiện tại. Công thức tính như sau:

NPV = ∑ Bi−Ci

(1+r)i 𝑛

Hay NPV= PV(B)- PV(C)

Trong đó: PV(B): Giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong cả đời dự án. PV(C): Giá trị hiện tại của các khoản chi phí trong cả đời dự án. Bi: Thu nhập của dự án ở năm thứ i, bao gồm toàn bộ những gì mà dự án thu được.

Ci: Chi phí của dự án năm thứ i, bao gồm toàn bộ những gì mà dự án bỏ ra.

r: Tỷ suất chiết khấu( tính theo lãi suất vay vốn hay tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư).

n: Số năm trong chu kỳ hoạt động của dự án i: Thời gian( i= 0,1,2...n)

1/(1+r)i: Hệ số chiết khấu Bảng trị số giá trị hiện tại 1/(1+r)i

I( Năm) 5% 1 0,952 2 0,907 3 0,864 4 0,823 5 0,783 6 0,746 7 0,711

(Nguồn: Giáo trình kinh tế lâm nghiệp)

Chỉ tiêu nói lên được quy mô của lợi nhuận về mặt số lượng. Mọi dự án sẽ được chấp nhận nếu giá trị hiện tại thuần dương ( NPV>0). Khi đó, tổng thu nhập được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được chiết khấu và dự án có khả năng sinh lời. Ngược lại, khi giá trị hiện tại thuần âm ( NPV<0), dự án không bù đắp được chi phí bỏ ra và sẽ bị bác bỏ.

Giá trị hiện tại thuần là chỉ tiêu tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ nhau và các dự án có quy mô và kết cấu đầu tư giống nhau, dự án nào có giá trị hiện tại thuần lớn nhất thì được lựa chon.

B/C: Là tỷ lệ nhận được khi chia giá trị hiện tại của dòng thu nhập cho giá trị hiện tại của dòng chi phí, công thức tính như sau:

B/C = PV(B) / PV(C)

Đây là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong đánh giá các dự án, nó phản ánh mặt chất lượng đầu tư là mức thu nhập trên một đợn vị chi phí sản xuất. Những dự án được chấp nhận nếu có tỷ lệ thu nhập trên chi phí lớn hơn 1. Khi đó, những thu nhập của dự án đủ bù đắp các chi phí đã bỏ ra và dự án có khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu tỷ lệ thu nhập trên chi phí nhỏ hơn 1, dự án sẽ bị bác bỏ.

* Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia đình thông qua mẫu phiếu điều tra số 4. Tổng hợp kinh tế hộ gia đình ở 3 lĩnh vực kinh tế là nông nghiệp, lâm nghiệp, các ngành nghề khác. Tại 3 thời điểm là trước khi tham gia dự án( năm 2004), một năm tính đến thời điểm điều tra (năm 2014) và dự kiến vào cuối chu kỳ kinh doanh rừng (tương lai). Để chỉ ra được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu qua các mốc thời gian. Từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc tham gia chứng chỉ rừng FSC.

* Phương pháp đánh giá về mặt xã hội.

Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ lãnh đạo xã Lộc Bổn, trưởng thôn, các trưởng nhóm và người dân trong thôn.

Các chỉ tiêu điều tra về xã hội bao gồm: Hiệu quả của dự án, nhận thức của người dân, cộng đồng về vấn đề bảo đảm an ninh lương thực, đảm bảo an ninh xã hội, ý thức bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững của người dân, kiến thức, kỹ năng của ngươi dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh rừng trồng thương mại, vấn đề tiếp cận tín dụng nhất là tín dụng cho vay của các hộ dân đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp, vấn đề phát triển thể chế, chính sách, mức độ chấp nhận của người dân thông qua số hộ gia đình tham gia vào các hoạt động của chương trình, dự án phát triển rừng, mức độ thu hút lao động và vấn đề tạo công ăn việc làm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong dự án nói riêng và người dân trong toàn khu vực nói chung.

Dựa vào phiếu điều tra thêm về kỹ thuật của các hộ dân trong khu vực từ đó đánh giá được trước khi tham gia dự án, kỹ thuật về rừng nói riêng và rừng chứng chỉ nói chung.

* Phương pháp đánh giá về mặt môi trường.

Thực hiện phương pháp đánh giá phỏng vấn hộ gia đình kết hợp điều tra thực địa. Điều tra phỏng vấn hộ gia đình theo phương pháp PRA, thu thập thông tin, số liệu. Các chỉ tiêu điều tra phỏng vấn về môi trường gồm: Sự xói mòn đất, nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình canh tác đất nông lâm nghiệp, bảo vệ các động vật quý hiếm trong vùng, vấn đề đào tạo và tập huấn, truyền thông cho người dân về bảo vệ môi trường của các chương trình dự án lâm nghiệp....Tác giả chú trọng đi đánh giá về 2 mặt là mức độ cải thiện nguồn nước trong khu vực thông qua (01) phiếu điều tra chất lượng nguồn nước , xói mòn đất. Phỏng vấn 40 hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu trong đó có 30 hộ tham gia trồng rừng FSC và 10 hộ không tham gia dự án. Các tiêu chí đánh giá gồm: Sự thay đổi về lượng nước chảy trên bề mặt các con suối trong khu vực rừng trồng dự án vào mùa khô trong 5 năm gần đây, chất lượng nước các con suối, hiện tượng lũ tại các con suối tỏng khu vực rừng trồng dự án vào mùa mưa, cường độ lũ lớn hay nhỏ, lượng nước ngầm( nước giếng đào, giếng khoan) vào mùa khô trong 5 năm qua, các hiện tượng nước bảo mòn đất trên bề mặt rừng trồng, bề mặt đất không có rừng, số lượng các dòng suối (nhỏ và to) bị lấp trong những năm gần đây.

(02) Phiếu điều tra thu thập số liệu môi trường trên lô rừng trồng về các vấn đề phương pháp dọn thực bì, có sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ không, vật liệu sau khi chăm sóc là thực vật được xử lý như thế nào, vật liệu sau khi chăm sóc rừng là rác thải được xử lý ra sao, số loài trên lô rừng trồng, vấn đề đào tạo tập huấn, truyền thông cho người dân về ý thức bảo vệ nguồn nước của các chương trình, dự án lâm nghiệp.

Kết hợp giữa kết quả đánh giá tại hiện trường và phỏng vấn nông dân trồng rừng, các hồ sơ lưu trữ tại các nhóm hộ, chủ hộ để đánh giá :

(2) Sự hiện diện của các giá trị bảo tồn và tác động của rừng trồng dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (FSDP) đối với các giá trị bảo tồn cao này.

(3) Đánh giá sự quản lý chung các rừng trồng và

(4) Nhận thức chung của nông dân về các loài nằm trong danh mục CITES

* Phân tích SWOT để tìm các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện thành công mô hình và nhân rộng mô hình.

- Sự tuân thủ theo các yêu cầu chứng chỉ rừng được đánh giá dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí FSC gồm: Các chỉ số chính đang được áp dụng tại dự án, so sánh các tiêu chí với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Phân tích các lợi ích khi tham gia vào chứng chỉ rừng (về môi trường, kinh tế, xã hội).

- Các đề xuất, đóng góp phù hợp cho bộ FSC phù hợp với điều kiện chứng chỉ rừng theo nhóm hộ gia đình quy mô nhỏ lẻ kém tập trung(SLIMF).

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU [16]

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1.Vị trí địa lý. 3.1.1.1.Vị trí địa lý.

Lộc Bổn là một xã ở phía bắc của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 32,76 km2 và dân số(2010) là 14.713 người.

Tọa độ địa lý: Từ 16017’ đến 16023’ vĩ độ Bắc và từ 107041’ đến 107047’ kinh độ đông

+ Phía Nam giáp các xã Xuân Lộc, xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy. + Phía Tây giáp các xã Phú Sơn, Thủy Phù, thị xã Hương Thủy.

+ Phía Bắc giáp xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy và thị trấn Lộc An. + Phía Đông giáp xã Lộc Sơn.

Các địa danh ở Lộc Bổn có: Chợ Nông, Cầu Nông, Ga Nông. Mặc dù vậy, nhưng người dân vẫn thường quen gọi với cái tên Chợ Nong, Cầu Nong, Ga Nong.

Xã Lộc Bổn có 05 thôn gồm: Hòa Vang, Bình An, Thuận Hóa, Hòa Mỹ và Bến Ván.

3.1 Bản đồ địa giới hành chính xã Lộc Bổn- huyện Phú Lộc- tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.1.1.2.Địa hình.

Lộc Bổn là xã thuộc vùng bán sơn địa của tỉnh Thừa Thiên Huế, đi ̣a hình đươ ̣c chia thành 03 vùng: Phía tây là vùng đồi núi có đô ̣ dốc thoải, phía đông là vù ng thấp trũng chuyên trồ ng lúa nước. Khu trung tâm có cao độ trung bình và bằng phẳng, có quố c lô ̣ 1A đi qua, phù hơ ̣p với phát triển các khu dân cư tập trung và có đủ diê ̣n tích để đáp ứng xu thế đô thi ̣ hóa.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn, đi ̣a chất thổ nhưỡng.

- Khí hậu: Lộc Bổn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, có thời tiết khá khắc nghiệt. Khí hậu trong năm chia thành 02 mùa, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình 250C, lượng mưa trung bình cả năm 2800 - 3400mm.

- Thủy văn: Lộc Bổn có mạng lưới sông ngòi, kênh mương khá dày đặc, có sông Nong được bắt nguồn từ vùng núi thấp chảy qua trung tâm xã, đoa ̣n cuố i kết nố i vớ isông Đa ̣i Giang đổ vào khu vực đầm phá. Sông Nong có các phu ̣ lưu lớn, như: Khe Ngang, Khe Chứa, Khe Trái, Khe Bồng, Khe Sơn. Ngoài ra xã còn có 46,1ha ao hồ và đã góp phần ta ̣o nên nguồn nước mă ̣t phong phú, phục vu ̣ đắc lực cho công tác tưới tiêu các cánh đồng của Xã.

- Tài nguyên đất :Tổng diện tích tự nhiên: 3.273,23 ha bao gồm: - Đất nông nghiệp

- Đất phi nông nghiệp

- Đất chưa sử dụng: 17,12 ha chiếm 0,52% DTTN.

Bảng 3.1: Hiện trạng sư dựng tài nguyên đất tại xã Lộc Bổn. STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 2.413,72 100 2 Đất lúa nước DLN 467,60 19,37

3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 46,91 1,94

4 Đất trồng cây lâu năm CLN 193,94 8,03

5 Đất rừng sản xuất RSX 1.640,77 67,98

6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 64,50 2,67

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2010)

3.1.1.4. Tài nguyên nước.

- Lộc Bổn có mạng lưới sông ngòi, kênh mương khá dày đặc, có sông Nong đi qua trung tâm xã và đổ về sông Đại Giang khoảng 20 km, nguồn nước thường hội tụ từ các khe suối như: Khe Ngang, Khe Chứa, Khe Trái, Khe Bồng, Khe Sơn và Khe Su. Ngoài ra xã có hệ thống kênh mương dẫn nước từ Hồ Truồi đổ về cho nên hàng năm lưu lượng nước luôn đảm bảo dồi dào, phục vụ sản xuất nông nghiệp khá thuận lợi.

- Nguồn nước ngầm tuy chưa có cơ quan nghiên cứu khoa học nào đến nghiên cứu, nhưng ở đây theo đánh giá thực tiễn trong quá trình khai thác của người dân thì nguồn nước ngầm rất phong phú và chất lượng khá tốt, có độ sâu đến 40 m. Nguồn nước ngầm của xã hiện góp một phần rất quan trọng vào việc sản xuất củng như sinh hoạt của người dân.

3.1.1.5. Tài nguyên rừng.

Với diện tích khá lớn nằm về phía Tây Nam của xã, đất lâm nghiệp hiện tại có 1.640,77 ha, chiếm 67,98% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 50,13% tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp trên địa bàn xã chỉ có đất rừng sản xuất và trồng chủ yếu là keo, tràm, cao su,... Tài nguyên rừng trong những năm gần đây đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, giá trị thu nhập hàng năm từ 12 – 15 tỷ đồng, đưa giá trị sản xuất từ trồng rừng chiếm vị trí khá lớn trong giá trị sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)