Thủy lơ ̣i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 65)

- Trên địa bàn xã có 2 đập tương đối lớn, 1 trạm bơm và một trạm bơm điện tiêu úng dùng chung ở An Nong 2-Lộc Sơn-Lộc An. Tổng chiều dài kênh mương 30,3 km, đã kiên cố hóa 9,6 km; Hệ thống cống có 23 cái.

- Hệ thống thủy lợi hiện tại đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân, tuy nhiên hầu hết hiện trạng hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã đã xuống cấp nghiêm trọng, cần có giải pháp nâng cấp, cải tạo lại hệ thống thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nhu cầu sinh hoạt của người dân.

3.3.4. Môi trường.

Nhìn chung công tác bảo vê ̣ môi trường trên đi ̣a bàn xã còn nhiều bất cập, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp.

+ Tỷ lê ̣ hô ̣ có công trình hợp vệ sinh: 35,1%

+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh trên 90%, trong đó hộ sử dụng nước máy 1.745 hộ, chiếm tỷ lệ 64,2%.

+ Có nghĩa trang liê ̣t sĩ được xây dựng theo quy hoạch.

+ Đã quy hoa ̣ch 03 nghĩa địa và có cơ chế quản lý các khu nghĩa đi ̣a của xã.

+ Đã có quy hoạch bãi thu gom rác để vận chuyển đến nơi sử lý rác thải. 3.3.5. Giáo dục đào tạo.

Lĩnh vực này luôn được Đảng và chính quyền xã quan tâm, tạo bước chuyển biến khá cả về quy mô, số lượng và chất lượng.

Duy trì kết quả phổ cập tiểu học và THCS.

100% hoàn thành bậc tiểu học và ho ̣c tiếp THCS.

85% học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp TH (phổ thông, bổ túc, học nghề) Trên địa bàn xã hiện tại có 2 trường mầm non Hưng lộc và Hưng Hòa; Có 2 trường tiểu học An Nong 1 và An Nong 2; Có 2 trường THCS Lộc Bổn và Bến Ván. Hiện trạng các trường vẫn còn khá tốt và khang trang, tuy nhiên vẫn còn thiếu một số phòng học, phòng chức năng và diện tích sân chơi dành cho học sinh.

3.3.6. Y tế.

- Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 55%.

Nhưng do có dự án xây dựng trạm y tế mới của tỉnh nên hiện nay đang còn xây dựng theo hướng đạt chuẩn, được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Đến nay trạm y tế của xã có 1 bác sĩ, 6 y sĩ và 2 nhân viên điều dưỡng.

3.3.7. Văn hóa – thể thao.

- Toàn xã có 8/8 thôn, 6/6 trường, 5/5 cơ quan đăng ký xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó có 2/8 thôn, 4/6 trường học, 3/5 cơ quan được công nhận đạt chuẩn văn hóa; phấn đấu đến 2015: 8/8 thôn, 6/6 trườ ng, 5/5 cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

- Các lễ hội mang tính thuần phong mỹ tộc tại địa phương vẫn duy trì, như tế lễ tại Đình Làng An Nong vào ngày 22 tháng 12 âm lịch hàng năm, để cầu cho mưa thuận gió hòa, con cháu của làng làm ăn phát đạt,…

- Toàn dân thực hiện nếp sống văn hóa, xóa bỏ hủ tục, mê tín, di ̣ đoan, xóa bỏ thói hư tật xấu. Thực hiê ̣n xây dựng làng xã văn minh, gia đình hòa thuận, xã hô ̣i công bằng - dân chủ – văn minh.

- Đến nay chỉ còn 357 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,12%. 3.3.8. Quốc phòng, An ninh.

a. Quốc phòng:

Trước diễn biến tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp, các thế lực thù địch bạo loạn lật đổ cách mạng luôn tìm mọi cách để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Trước tình hình đó Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, tuyên truyền cho toàn dân hiểu rõ những âm mưu "diễn biến hòa bình" của kẻ thù và thực hiện tuyên truyền về giáo dục quần chúng nhân dân, tham gia bảo vệ, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

b. An ninh:

Thường xuyên phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc một cách sâu rộng, kịp thời ngăn chặn đẩy lùi các tội phạm, tệ nạn xã hội, xỷ lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm pháp luật, vi phạm trật tự công cộng. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ cùng với các lực lượng chức năng, các ban ngành đoàn thể, lực lượng công an xã, công an huyện...tuần tra kiểm soát địa bàn xã không để vụ việc xảy ra lớn.

3.3.9. Các chương trình dự án đang triển khai trên địa bàn xã.

Từ nguồn vốn của Nhà nước, lồng ghép với nguồn vốn của các chương trình dự án và huy động sự đóng góp của người dân, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt và phát triển sản xuất được quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn xã Lộc Bổn cụ thể như sau:

- Dự án NAV đầu tư nhiều hạng mục (gần 1 tỷ đồng), như:

+ Ở Bến Ván đã đầu tư các loại giống cây, gia súc, gia cầm, dụng cụ sản xuất, phân bón, hầm Bioga,…

+ Ở vùng đồng bằng đã đầu tư hổ trợ nhà vệ sinh, bắt nước máy, cấp học bổng,…

- Dự án trồng rừng WB3: Là dự án phát triển ngành lâm nghiệp, nhân dân được dự án cho vay vốn để phát triển trồng rừng. Tổng dư nợ của các năm để phát triển trồng rừng gần 4 tỷ đồng.

- Các dự án xây dựng cơ bản do tỉnh, huyện làm chủ đầu tư giai đoạn 2009-2011 trên 50 tỷ đồng.

Nhìn chung các dự án đầu tư trên địa bàn xã triển khai khá thuận lợi, nhân dân đều đồng tình ủng hộ, có nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất để nhà nước đầu tư các công trình công cộng.

Chương 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Hiện trạng quản lý và phát triển kinh doanh rừng trồng trong khu vực, quá trình cấp chứng chỉ rừng và kết quả về số lượng. quá trình cấp chứng chỉ rừng và kết quả về số lượng.

4.1.1. Giới thiệu khái quát về Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (FSDP) được đồng tài trợ bởi chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB), Chính phủ Phần Lan, Chính phủ Hà Lan, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Liên minh châu Âu (EU) nhằm mục đích phát triển ngành Lâm nghiệp tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam trong giai đoạn I thực hiện từ năm 2005-3/2012 gồm 4 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; giai đoạn II thực hiện từ tháng 4/2012-3/2015 mở rộng thêm 02 tỉnh mới là Thanh Hoá và Nghệ An nâng tổng số tỉnh tham gia dự án lên thành 6 tỉnh[2].

Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện dự án từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 3 năm 2015, trên địa bàn 5 huyện, thị xã: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và Nam Đông. Chủ yếu thực hiện hợp phần trồng rừng sản xuất, không có hợp phần rừng đặc dụng, với mục tiêu chính của dự án là:

- Quản lý rừng bền vững (bao gồm cả rừng trồng) và bảo tồn đa dạng sinh học khoảng 50 khu rừng đặc dụng có giá trị bảo tồn sinh học cao ở các vùng sinh thái khác nhau trong phạm vi cả nước nhằm nâng cao khả năng đóng góp của ngành Lâm nghiệp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường toàn cầu. Dự kiến có khoảng 66.000 ha đất sẽ được sử dụng để trồng rừng nằm ở 120 xã của 20 huyện, trong đó có ít nhất 56.000 ha sẽ được các hộ gia đình trồng rừng thuộc 19 huyện, thị xã và 01 thành phố (Quy Nhơn) trong giai đoạn I của 4 tỉnh và khoảng 70.300 ha tại 203 xã của 35 huyện giai đoạn II của 6 tỉnh. Việc tham gia dự án hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện và vì thế dự án sẽ dựa trên nhu cầu thực tế.

- Phát triển trồng rừng sản xuất, chủ yếu là rừng nguyên liệu công nghiệp đạt năng suất cao trên diện tích đất lâm nghiệp có điều kiện lập địa thích hợp, gần thị trường tiêu thụ nguyên liệu, gần đường giao thông để tăng thêm khả

năng sản xuất gỗ bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các hộ gia đình tại địa phương.

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trồng rừng để tạo điều kiện cho nông dân có thể tự nguyện tiếp cận với tín dụng trọn gói, có tính chất hấp dẫn, thu hút họ tham gia trồng rừng sản xuất. Tăng khả năng tham gia của các hộ nông dân và những cơ sở trồng rừng tư nhân vào ngành trồng rừng.

- Dự án phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện dự án trên địa bàn 5 huyện, thị xã: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và Nam Đông.từ cuối năm 2005 đến năm 2014. Từ lúc bắt đầu triển khai dự án đến nay, Dự án đã hỗ trợ cho 9.343 hộ gia đình trồng rừng kinh tế với diện tích 13.762 ha, trong đó diện tích diện tích hỗ trợ giao đất, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp là 13.452 ha cho 8.994 hộ gia đình. Quá trình triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương.

4.1 Bản đồ Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

4.1.2. Quá trình đánh giá và cấp CCR theo nhóm hộ gia đình.

Thực hiện việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng theo quy mô nhóm hộ gia đình là một hoạt động rất mới được hỗ trợ từ Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp-WB3 và được công ty GFA áp dụng đánh giá theo tiêu chuẩn FSC tại

Việt Nam áp dụng cho nhóm hộ dân trồng rừng keo quy mô nhỏ, kém tập trung tại xã Lộc Bổn.

- Phạm vi đánh giá: Đánh giá toàn diện công tác quản lý rừng (kể cả hoạt động sản xuất kinh doanh) thông qua các nguyên tắc.

- Tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá: Bộ Tiêu chuẩn tạm thời QLRBV- FSC của GFA gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí. Các nguyên tắc được cụ thể hoá bằng các tiêu chí, các chỉ số và các nguồn kiểm chứng.

Tiêu chuẩn này đã được GFA sử dụng để đánh giá QLRBV và cấp chứng chỉ cho các chủ rừng ở Việt Nam những năm qua [1].

Cụ thể để thực hiện được việc cấp chứng chỉ này, đơn vị hỗ trợ - Dự án FSDP-WB3 đã tiến hành họp các thôn, xã xác định các diện tích rừng đáp ứng các yêu cầu có thể cấp chứng chỉ, tiến hành thành lập nhóm, tập huấn cho nhóm, tuyên truyền về nguyên tắc và tiêu chí để đánh giá chứng chỉ thành công... sau đó đơn vị hỗ trợ sẽ liên hệ với các cơ quan đánh giá, bao gồm các bước sau: - Giới thiệu chứng chỉ rừng tới các hộ gia đình (Cán bộ Dự án- đơn vị tài trợ) - Xác định các diện tích đáp ứng được yêu cầu có thể tham gia chứng chỉ rừng, bao gồm cả việc đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chí mà FSC quy định.

- Họp thôn/xã/hợp tác xã để thành lập nhóm, bình bầu trưởng nhóm, các thành viên hỗ trợ và tham gia nhóm.

- UBND xã ra quyết định thành lập nhóm.

- Tập huấn hỗ trợ các nhóm về quản lý hành chính và kỹ thuật.

- Tiến hành đánh giá ban đầu về các diện tích rừng (đơn vị hỗ trợ và trưởng nhóm). - Lập danh sách các thành viên nhóm, diện tích ban đầu và hồ sơ nhóm.

- Hoàn thiện các thiếu sót trước khi tiến hành mời đánh giá ban đầu. - Đánh giá chính thức và cấp CCR.

Để được cấp chứng chỉ, các nhóm đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu đáp ứng 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí, tuy nhiên các hoạt động FSC của nhóm hộ gia đình nhỏ lẻ không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc và tiêu chí này, cụ thể như xét nghiệm mẫu nước, vẽ sơ đồ động vật di chuyển... Bên cạnh đó, cán

bộ tư vấn đưa ra các danh mục đơn giản nhưng đảm bảo việc tuân thủ theo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC đưa ra[20], cụ thể như sau:

1) Điều kiện để hộ gia đình xin gia nhập nhóm

Quyền sử dụng đất được đảm bảo cho diện tích rừng trồng cho ít nhất chu kỳ kinh doanh hiện tại cộng thêm 10 năm. Thời gian thuê đất phải được nêu rõ trong giấy chứng nhận sử dụng đất (Sổ đỏ). Các ví dụ cho quyền sử dụng đất được đảm bảo: - Có sổ đỏ mang tên người sử dụng

- Hợp đồng thuê đất cho những sổ đỏ được cấp với tên khác - có chữ ký của người lúc đầu được cấp sổ và được chính quyền địa phương ký xác nhận.

- Quyết định cấp phép của cơ quan chức năng huyện trong đó nêu rõ tên và thời gian được sử dụng đất.

- Rừng trồng được thành lập trên đất trống (diện tích không có rừng tự nhiên sautháng 11 năm 1994, phải có bản đồ hoặc văn bản chứng minh).

- Kế hoạch trồng rừng của chủ rừng phù hợp với kế hoạch sử dụng đất được các cơ quan chức năng phê duyệt.

- Rừng trồng không được làm giảm an toàn lương thực của các hộ dân khác, đặc biệt là cho việc du canh hay chăn thả gia súc.

2) Các điều bắt buộc đối với quản lý rừng

- Ranh giới với các lô rừng khác dễ nhận biết phải được thể hiện tại hiện trường bằng các cây ăn quả hay các cây bản địa chu kỳ lâu năm hoặc đối với rừng Dự án thì hiện trường ranh giới lô sẽ có cột mốc trụ xi măng.

- Nguồn gốc xuất xứ của vật liệu trồng (cây con, giâm hom) cần được tài liệu hóa cho tất cả các rừng được trồng sau khi gia nhập nhóm.

- Các loài cây ngoại lai chỉ có thể sử du ̣ng khi loài cây đó cho thu nhâ ̣p tốt hơn các loài cây bản đi ̣a.

- Không sử dụng các chất hóa học và phân bón đã bị cấm bởi FSC. Danh mục cấm sẽ được in ấn và gửi đến các hộ dân, cán bộ địa phương.

- Toàn bộ kế hoạch quản lý từ cấp thôn, xã phải được lập chi tiết và có sự đồng ý và số liệu được quản lý tại quản lý nhóm.

- Các hoạt động chăm sóc và tỉa thưa nhằm tăng giá trị lâm phần phải được xây dựng trong kế hoạch quản lý nhóm cấp thôn và được kiểm tra tại hiện trường bởi trưởng nhóm cấp thôn.

- Trong trường hợp đất bị xói mòn, các hoạt động nhằm phục hồi đất cần được chú trọng.

- Động vật và thực vật nguy cấp và có nguy cơ, không phân biệt là ở trong hay ngoài diện tích quản lý, không được phép săn bắt và sưu tầm bởi các thành viên nhóm. Danh mục động vật và thực vật nguy cấp được phát tay và tuyên truyền đến hộ dân trong nhóm chứng chỉ.

- Xử lý chất thải và làm sạch thùng đựng phải phù hợp với qui định của Việt Nam và qui định bảo vệ môi trường.

- Việc đổ dầu tràn, thuốc trừ sâu cần phải được ngăn chặn, đặc biệt nơi gần vùng nước. Theo đó, máy cưa và máy cắt cỏ phải được đổ dầu bên ngoài diện tích canh tác.

- Một vùng đệm khoảng 30 m dọc theo nguồn nước cố định cần phải được quản lý không cho khai thác trắng và làm tăng tầng tán thực vật với các loài cây bản địa.

3) Nhân công và điều lệ an toàn lao động

- Phải đảm bảo đúng quy trình về an toàn trong lao đô ̣ng và sử dụng thiết bị an toàn lao động, đặc biê ̣t trong trường hợp sử du ̣ng cưa máy, người khai thác phải mă ̣c bảo hô ̣ lao đô ̣ng và mang theo đồ sơ cứu bên ca ̣nh.

- Không sử dụng lao động đang bị quản thúc hay ở dạng khác của tổ chức bán lao động.

- Các vụ tai nạn cần được thông báo cho trưởng nhóm thôn, xã.

- Trẻ em dưới 15 tuổi chỉ có thể làm việc nhà hoặc vườn nhà. Việc làm không đuợc gây ảnh hưởng đến kỳ học của trẻ ở trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)