Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã Lộc Bổn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 62)

* Thuận lợi:

- Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên của xã có nhiều thuận lợi cho phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện.

- Có tuyến đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho xã trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và chính trị.

- Với lợi thế là xã nằm ở cửa ngõ phía Bắc của huyện Phú Lộc, địa bàn Lộc Bổn giáp với khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thủy mới được thành lập và đô thị La Sơn, khu công nghiệp La Sơn chuẩn bị xây dựng đó là những

thuận lợi cơ bản để tạo động lực cho sự phát triển nông thôn mới của xã trong thời gian đến.

- Tài nguyên đất đai khá đa dạng là điều kiện thuận lợi cho phát triển đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Nhân dân Lộc Bổn cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và đoàn kết là động lực, tiền đề cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát huy được thế mạnh về đất rừng, điều kiện sản xuất nông, nuôi trồng thuỷ sản nhờ đó xã đã đẩy nhanh được tốc độ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

- Cơ sở hạ tầng được cải thiện, nhiều tuyến đường giao thông, công trình công cộng đã được đầu tư, xây dựng nâng cấp làm cho diện mạo nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.

- Toàn xã Lộc Bổn với diện tích rừng sản xuất là 1.640,77 ha, một diện tích tương đối lớn rất thuận lợi cho việc phát triển và kinh doanh nghề rừng.

- Ngành lâm nghiệp tại địa phương đang được các cấp cơ quan từ Trung ương tới địa phương quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân để phát triển nghề rừng.

* Khó khăn:

- Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, khô nóng vào mùa hè, mưa lớn lũ lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Một số vùng về mùa mưa còn bị ngập úng, bị ảnh hưởng của gió bão, nhất là khu vực đồng bằng phía Đông Bắc của xã nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn cũng gặp một số khó khăn.

- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, hạn chế khả năng phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều nguyên liệu nhất là nguyên liệu khoáng sản.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương, nhất là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh, thiếu đầu tư chiều sâu, phát triển hàng hóa còn chậm.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh, còn mang tính tự phát trông nhân dân, thiếu cơ chế chính sách để phát triển nguồn nhân lực trong nhân dân. Các chương trình kinh tế trọng điểm triển khai chậm, một số chương trình đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi còn hạn chế, giá trị thu nhấp trên một đơn vị diện tích còn thấp.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn tuy có cố gắng đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, nhất là giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)