.2 Phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 64)

a. Tình hình sản xuất nông nghiê ̣p:

Sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.Nhìn chung, ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực và trong cơ cấu kinh tế của xã Lộc Bổn, truy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng 18,7% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế. Do phát triển hạ tầng , khu dân cư nên diện tích sản xuất nông nghiệp giảm dần qua từng năm, tuy nhiên nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên các loại cây trồng, vật nuôi đều có hiệu quả ổn định, năng xuất luôn đi đầu trong toàn huyện. Cây cao su và keo được coi là cây trồng chủ đạo và đã được định hướng là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của xã Lộc Bổn góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây[5].

Diện tích trồng rừng của xã cũng tương đối lớn (1.640,77ha), các loại cây được trồng chủ yếu ở đây là: keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai.

b. Tình hình phát triển ngành nghề phi nông nghiê ̣p:

- Trong thời gian qua, sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có hướng phát triển mạnh. Ngoài một số ngành nghề truyền thống như: Làm bún, bánh, chế biến lương thực, xây dựng, trên địa bàn xã đang mở rộng quy mô của các doanh nghiệp chế biến lâm sản, mộc dân dụng, khai thác cát sạn,… đã góp phần tăng thêm thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân.

- Ngoài ra, các ngành nghề vận tải, gò hàn, sửa chữa máy móc phát triển mạnh, phần lớn các hộ dân đi làm ăn xa (chủ yếu ở Lào) đã thu hút hơn 2.500 lao động, kết hợp với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn đã tạo nguồn thu đáng kể cho địa phương, góp phần đưa tỷ trọng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm gần 49% trong GDP của xã.

- Các ngành dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, đã khuyến khích các hộ gia đình đầu tư vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ đưa các loại hàng hóa vật tư về trên địa bàn ngày càng nhiều đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Toàn xã hiện có 150 hộ tiểu thương, hàng năm đã làm nghĩa vụ thuế đóng góp vào ngân sách của địa phương hơn 410 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)