Tiếp cận việc đánh giá và cấp CCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38)

Chứng chỉ rừng cũng giống như ISO nhằm mục đích để xác nhận quản lý sản phẩm có chất lượng và nguồn gốc. Chứng chỉ rừng được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các quy mô lớn hay nhỏ, chủ sở hữu nhà nước hay tư nhân đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt động quản lý kinh doanh. Đây là một quy trình hoàn toàn tự nguyện của các chủ rừng, đơn vị quản lý rừng.

Ngược lại, đối với các doanh nghiệp kinh doanh gỗ xuất khẩu thì CCR một tiêu chuẩn bắt buộc nhằm chứng minh sản phẩm có nguồn gốc để xâm nhập thị trường tiêu thụ sản phẩm rừng thì cần có chứng chỉ (FM), vì vậy CCR thường gắn với chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từ rừng được đánh giá và cấp chứng chỉ rừng.

Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) là một là tổ chức quản lý rừng uy tín và có phạm vi rộng nhất toàn thế giới, có những nguyên tắc và tiêu chí áp dụng cả cho rừng tự nhiên, rừng trồng, cả cho rừng ôn đới, nhiệt đới. Khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ rừng của FSC thì được hưởng các lợi ích gồm: gỗ được cấp nhãn FSC sẽ bán được giá cao hơn so với cùng loại không được cấp nhãn (thông thường giá cao hơn khoảng 25-30%); Có điều kiện tiếp cận với thị trường mới. Đánh giá định kỳ hàng năm của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm ra các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế với 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí được biên soạn áp dụng để xin cấp chứng chỉ rừng sản xuất, rừng tự nhiên và rừng trồng:

1.Tuân thủ theo Pháp luật và các nguyên tắc của tổ chức FSC. 2.Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất.

4.Quan hệ cộng đồng và các quyền của công nhân lâm nghiệp. 5.Các lợi ích từ rừng.

6.Tác động môi trường.

7.Kế hoạch và quản lý sử dụng đất đai. 8.Giám sát và đánh giá.

9.Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao. 10. Rừng trồng.

Hướng tới tương lai, khi những đơn vị đạt được chứng chỉ quản lý rừng của FSC, họ sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường toàn cầu với sản phẩm đã có chứng chỉ FSC. Nếu chủ rừng có những vi phạm đối với bất kỳ tiêu chuẩn nào thường không được cấp chứng chỉ hoặc bị thu hồi giấy chứng chỉ đã cấp. Đối với các doanh nghiệp việc thực thi những tiêu chí và nguyên tắc của FSC, cũng như đáp ứng những đạo luật khắt khe của thị trường Mỹ và Châu Âu là công việc được ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng về gỗ khi muốn gia nhập vào thị trường quốc tế.

Quy trình đánh giá cấp chứng chỉ rừng (Theo chương trình Smartwood - cơ quan được FSC uỷ quyền cấp chứng chỉ rừng), gồm 10 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Đơn vị quản lý rừng làm đơn yêu cầu cho cơ quan đánh giá. Bước 2: Cơ quan đánh giá xây dựng dự toán, chi phí và đàm phán với đơn vị quản lý rừng.

Bước 3: Khách hàng ký thỏa thuận với cơ quan đánh giá. Cơ quan đánh giá sẽ yêu cầu khách hàng ứng trước 60% chi phí cho dự toán để triển khai công tác đánh giá. Khi nhận được tiền, quá trình thực hiện bắt đầu.

Bước 4: Cơ quan đánh giá cử chuyên gia lãnh đạo đoàn đánh giá. Chuyên gia này sẽ được cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và bộ tiêu chuẩn đánh giá đã được chấp nhận.

Bước 5: Đoàn chuyên gia triển khai các hoạt động đánh giá tại hiện trường.

Bước 6: Thảo luận và thông báo kết quả đánh giá sơ bộ với khách hàng. Bước 7: Gửi báo cáo sơ bộ cho cơ quan đánh giá.

Bước 8: Cơ quan đánh giá sẽ tổng hợp thành báo cáo và sẽ gửi cho khách hàng để tham gia ý kiến, đồng thời cũng gửi cho các chuyên gia độc lập đánh giá và cho ý kiến.

Bước 9: Chuyên gia chính sẽ tổng hợp, xây dựng báo cáo cuối cùng từ ý kiến của khách hàng và chuyên gia độc lập

Bước 10: Trình bày báo cáo cho giám đốc cơ quan chứng chỉ ra quyết định cấp chứng chỉ.

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững có giá trị trong 5 năm. Tuy nhiên, hàng năm cơ quan đánh giá thường tổ chức một đợt kiểm tra xem đơn vị quản lý rừng có tuân thủ liên tục các yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững hay không. Trong trường hợp khách hàng không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định, chứng chỉ có thể bị thu hồi. Vì vậy khi tham gia chứng chỉ rừng các chủ rừng cần xác định mục tiêu rõ ràng và kế hoạch quản lý thích hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững.

Về giá thành chứng chỉ rừng: bao gồm giá thành trực tiếp và giá thành gián tiếp. Giá thành trực tiếp là số tiền chủ rừng phải trả cho quá trình chứng chỉ rừng. Rừng càng lớn, càng tập trung, điều kiện càng thuận lợi cho đánh giá cấp chứng chỉ thì giá thành càng thấp. Giá thành gián tiếp là chi phí cho cải thiện quản lý rừng để đạt tiêu chuẩn chứng chỉ, có thể là: chi phí điều tra rừng để xây dựng kế hoạch quản lý, xác lập và bảo vệ các khu bảo tồn, điều tra đánh giá tác động môi trường về kinh tế - xã hội, xác lập hệ thống thông tin tư liệu,v.v… Đối với những vùng có quản lý rừng còn thấp, cách xa tiêu chuẩn thì chi phí này tương đối cao. Giải pháp chứng chỉ rừng theo nhóm sẽ giảm được giá thành. 1.3.2 Các khó khăn trong quản lý rừng ở cấp quy mô nhỏ, lẻ khi tiếp cận với chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền vững.

Theo thống kế của Tổ chức nông lương của Liên hợp Quốc (FAO) trong báo cáo của UNEP thì trong mấy chục năm gần đây trên thế giới đã có trên 200 triệu ha rừng tự nhiên bị mất, trong khi phần lớn những diện tích rừng hiện còn đã bị thóai hóa nghiêm trọng cả về mặt đa dạng sinh học và những chức năng sinh thái. Mặc dù đã có nhiều biện pháp bảo vệ rừng, những hiện nay sự mất và

suy thoái rừng, nhất là rừng nhiệt đới, mỗi năm vẫn còn ở mức rất cao. Những năm 90, diện tích rừng tự nhiên bị mất là 16.1 triệu ha/ năm; trong đó 15.2 triệu ha là rừng nhiệt đới (FAO, 2001). Nói theo cách khác trong những năm 90 thế giới mất 4.2% diện tích rừng tự nhiên, nhưng tăng lên 1.8% diện tích do tái trồng rừng, và mở rộng diện tích rừng tự nhiên [22]. Do vậy có thể nói diện tích rừng mất đi hàng năm là 2.4% trong vòng 10 năm. Như vậy, diện tích rừng toàn cầu bị thay đổi từ 1990-2000 là 9.4 triệu ha/năm với tổng mất đi là 14.6 triệu ha do phá rừng và tăng thêm 5.2 triệu ha do trồng rừng. Như vậy, trên toàn cầu diện tích rừng mất đi mỗi năm bằng diện tích của Portugal và diện tích mất trong những năm 90 bằng diện tích của Venezuela. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất là 1,6% mỗi năm, trong khi ở Bắc Mỹ chỉ là 0,1% (tỷ lệ chung của thế giới là 0.8%). Rừng tự nhiên vùng ôn đới phần lớn đã bị thay thế bởi rừng nửa tự nhiên hoặc rừng trồng. Tính đến 1995 diện tích rừng của toàn thế giới, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng, chỉ còn 3.454 triệu ha; tỷ lệ che phủ chỉ khoảng 35%. Hiện nay mỗi tuần trên thế giới có khoảng 500 nghìn ha rừng tự nhiên bị biến mất hoặc bị thoái hóa (FAO, 1997; UNEP, Earth Watch webpage)[35].

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua cũng đã có tới trên 5 triệu ha rừng tự nhiên bị mất. Hiện nay tính đến thời điểm tháng 12/2003 theo thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích rừng của cả nước là 11,78 triệu ha, trong đó có 9,86 triệu ha rừng tự nhiên và 1,91 triệu ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ chỉ khoảng 35.8% còn lại là đất trống đồi trọc[37].

Việc chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ quản lý rừng thông thường, không có kế hoạch và chiến lược quản lý, kinh doanh dài hạn sang quản lý rừng bền vững đòi hỏi hàng loạt các thay đổi về khuôn khổ, chính sách từ cấp trung ương đến các quan điểm, sự đồng thuận của các cấp chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp và đặc biệt là người dân địa phương. Đây cũng là vấn đề lớn cần phải giải quyết kịp thời để đảm bảo được các chính sách vận hành và thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra. Do tính phức tạp như vậy nên trong quá trình chuyển đổi từ việc quản lý rừng đơn thuần sang quản lý rừng

bền vững, có trách nhiệm để hướng tới cấp CCR thường gặp những khó khăn, trở ngại. Các yếu tố đó thường được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Về chính sách và công nghệ: Hiện tại ở nước ta các khuôn khổ về chính sách cũng như công nghệ đối với ngành lâm nghiệp thường không theo kịp các nước trên thế giới do vậy để có thể hướng dẫn chi tiết cho các chủ rừng quy mô nhỏ lẻ về các tiêu chí, tiêu chuẩn để áp dụng các biện pháp, phương pháp quản lý rừng đến khi cấp chứng chỉ còn gặp nhiều khó khăn và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó việc tiếp cận các công nghệ cao của các chủ rừng quy mô nhỏ, lẻ còn ít hoặc hầu như không có do điều kiện kinh tế, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện của từng quốc gia. Đây cũng là trở ngại không nhỏ trong việc tiếp cận với CCR.

Về mặt sinh thái: Chúng ta đã biết rừng ở Việt Nam có tính đa dạng và phức tạp rất cao của hệ sinh thái, do vậy việc xây dựng, xác định các tiêu chuẩn để áp dụng chung cho tất cả các hệ sinh thái đang là vấn đề khó khăn, chưa thể thực hiện được.

Về mặt kinh tế: Nguồn vốn hỗ trợ cho việc xây dựng các kế hoạch, chính sách quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng còn thiếu. Trên thực tế các chủ hộ quản lý rừng quy mô nhỏ, lẻ chưa nhận thức được các lợi ích của quản lý rừng bền vững cũng như chứng chỉ rừng mang lại cho họ do đó việc thiết tha tham gia vào các hoạt động này còn hạn chế. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguồn vốn cụ thể để hỗ trợ cho các chủ rừng quy mô nhỏ, lẻ hướng tới cấp chứng chỉ rừng do với diện tích nhỏ, sản phẩm bán ra được ít nhưng chi phí đánh giá cấp chứng chỉ lại quá cao. Sự hỗ trợ kinh phí từ các đơn vị thu mua hay các công ty lâm nghiệp hiện nay vẫn chưa có do chưa có chính sách chia sẻ lợi ích nào phù hợp được đưa ra bàn bạc, thảo luận và đi đến thống nhất. Bên cạnh đó các điều kiện về thị trường, các nhu cầu về sản phẩm cần có chứng chỉ vẫn chưa rõ ràng để các doanh nghiệp hoặc các chủ rừng có thể dựa vào đó mà tính toán rồi đi đến quyết định trong việc chia sẻ lợi ích của họ.

Về mặt xã hội: Tuy rằng quyền sở hữu sử dụng đất và sử dụng rừng cho các chủ rừng quy mô nhỏ, lẻ đã được thể hiện rõ ràng trong các chính sách hiện

hành nhưng lợi ích đem lại từ quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho họ chưa thực sự rõ ràng và hấp dẫn họ.Thực tế các chủ rừng và người dân địa phương hiện tại chưa có quyền quyết định liên quan đến môi trường sống của họ trong khi họ là người quản lý, sử dụng các nguồn đó. Chính sách về đất đai trong Luật đất đai (1993) và luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của Luật đất đai (1998; 2000) quy định doanh nghiệp nhà nước được cấp quyền sử dụng đất trong kinh doanh. Nhưng trong thực tiễn sản xuất đa số các lâm trường chưa được cấp quyền này (sổ đỏ), ngoại trừ số ít các lâm trường như Con Cuông ở Nghệ An, Hương Sơn ở Hà Tĩnh thì đa số chỉ là phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư trong đó có ranh giới diện tích đất đai của Bộ hoặc UBND tỉnh[18].

Về chứng chỉ rừng: Mặc dù chứng chỉ rừng là công cụ hữu hiệu để thực hiện quản lý rừng bền vững, có trách nhiệm nhưng những điều kiện để một chủ rừng đạt được đến cấp chứng chỉ rừng lại rất khắt khe, khó khăn, đôi khi không phù hợp với từng quốc gia, từng địa phương của từng vùng khác nhau. Bên cạnh đó chi phí cấp chứng chỉ lại rất lớn so với một chủ rừng quy mô nhỏ lẻ do vậy tuy các chủ rừng có biết là lợi ích nếu có CCR nhưng họ vẫn bàng quang vì bản thân họ không thể giải quyết được vấn đề về kinh phí.

THẢO LUẬN.

QLRBV đang dần phổ biến, đã trở thành nhu cầu, được hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến và hàng loạt quốc gia đang phát triển có rừng, trong đó có Việt Nam, tự nguyện tham gia.

Để thúc đẩy quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý, gia tăng lợi ích kinh tế, an toàn và cải thiện môi trường xã hội, FSC đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá quản lý rừng của chủ rừng có bền vững hay không và ủy quyền cho các đơn vị cấp chứng chỉ thực hiện đánh giá.

Do nhiều trở ngại đặc thù, mặc dù thời gian tham gia quá trình cấp chứng chỉ tương đối dài, do đó diện tích rừng được cấp chứng chỉ FM và chuỗi hành trình sản phẩm chưa nhiều. Được sự hưởng ứng của các cấp quản lý trung ương, địa phương, sự hăng hái tự nguyện của các chủ rừng, quá trình quản lý rừng bền

vững đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, đặc biệt là tại các vùng trồng và khai thác gỗ nguyên liệu, chế biến gỗ xuất khẩu. Cùng với đó, sự đóng góp của các nghiên cứu gần đây cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của QLRBV và CCR. Các nghiên cứu chủ yếu chỉ ra hiện trạng quản lý rừng về 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường, đánh giá hiệu quả đạt được cũng như các lỗi chưa tuân thủ của các đối tượng chủ rừng thực tế, xác lập các mô hình rừng trồng, kế hoạch quản lý rừng hướng tới sự bền vững và tiến tới chứng chỉ rừng. Các nghiên cứu được thực hiện ít có các đánh giá toàn diện về 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và chủ yếu các đánh giá mang tính đặc thù cho một số đối tượng cụ thể, đặc biệt thiếu các nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhận thức được QLRBV không phải là hoạt động nhất thời mà là cả quá trình phấn đấu thực hiện theo logic hệ thống: Đánh giá chính → phát hiện các khiếm khuyết trong QLR→ lập kế hoạch khắc phục, đánh giá khắc phục và phát hiện các lỗi mới (hàng năm) → lập kế hoạch khắc phục…(5 năm) → tái đánh giá…, đề tài “Đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã Lộc

Bổn- huyện Phú Lộc- tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện dựa trên cơ sở tổng

kết kinh nghiệm của các địa phương khác, qua khảo sát, đánh giá hiện trường, xây dựng được mô hình có chứng chỉ rừng hợp lý cho các nhóm hộ gia đình.

Chương 2.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1.1. Mục tiêu tổng quát.

Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các bổ sung hướng dẫn thực hiện quy trình CCR theo nhóm đối với mô hình quản lý rừng bền vững theo nhóm hộ gia đình quản lý rừng cường độ thấp và quy mô nhỏ (SLIMF) nhằm nâng cao khả năng đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)