Bảng 6.3. Phân tích SWOT
Điểm mạnh
- Rừng trồng keo đã đến tuổi khai thác - Các hộ gia đình có quyền sử dụng đất trong 50 năm, không có xung đột
- Nhận được sự ủng hộ từ các cấp chính quyền địa phương
- Các nhóm đã có kinh nghiệm hoạt động đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ rừng của FSC
- Đã được cấp chứng chỉ rừng 5 năm từ năm 2012-2017
- Chiến lược lâm nghiệp quốc gia tới năm 2020 có nhiều hoạt động liên quan trực tiếp đến chứng chỉ rừng.
Điểm yếu
- Kinh tế hộ gia đình trong nhóm còn khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu của FSC về gỗ xẻ đường kính >20cm - Điều kiện vận chuyển đến nơi thu mua gỗ FSC xa dẫn tới chi phí cao làm giảm thu nhập của người dân.
- Năng lực tổ chức của các nhóm trưởng còn hạn chế.
- Diện tích rừng trồng của các hộ tham gia chứng chỉ còn nhỏ, manh mún. Nên nhiều hộ không đạt tiêu chuẩn tham gia FSC về diện tích.
Cơ hội
- Được hỗ trợ từ các ban ngành địa phương, trung ương, các tổ chức nước ngoài.
- Được hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng từ tổ chức nước ngoài (GFA, WB3).
- CCR là cũng là một phần trong chiến lược lâm nghiệp của Việt Nam
- Keo là thị trường tiềm năng trong xuất khẩu đồ mộc gia dụng
- Các nhà cung cấp gỗ có FSC ở trong nước hạn chế, đảm bảo được giá cả của mặt hàng gỗ có chứng chỉ
- Sản phẩm làm từ gỗ có chứng chỉ rừng được nhiều thị trường nước ngoài chấp nhận.
- Có nhiều công ty gỗ trong nước đã có mối liên hệ với các nhóm trong việc bán gỗ có CCR
- Hướng tới mở rộng nhóm với các hộ dân có diện tích rừng trồng lớn, đáp ứng được mục đích trồng rừng dài hạn.
Thách thức
- Nhu cầu cần gỗ keo có chứng chỉ đường kính lớn hơn 20cm nhiều
- Sự cam kết lâu dài thực hiện FSC của các hộ gia đình còn hạn chế do kinh tế. - Hạn chế về thông tin thị trường và tiếp cận với thị trường
- Kinh phí đánh giá cấp chứng chỉ cao, các hộ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn - Các thủ tục tham gia CCR còn khó khăn (bảng biểu, sổ sách , lưu trữ...)