Tình hình nhập khẩu gỗ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 38)

Việt Nam từ một nước sử dụng đồ gỗ dựa vào rừng tự nhiên thì đến nay khối lượng gỗ lại thiếu cho việc sản xuất lại phải đi nhập khẩu từ các nước khác với giá thành cao. Hiện nay nhu cầu gỗ của Việt Nam 1,6 triệu m3/năm. Trong khi đó từ năm 2000 Chính phủ chỉ cho phép khai thác bình quân 300.000 m3 gỗ rừng tự nhiên. Để bù đắp lại mức thiếu hụt nguyên liệu, hàng năm Việt Nam nhập khoảng trên 1.000.000 m3 gỗ các loại để sản xuất hàng xuất khẩu.

Theo nguồn thông tin từ Cục Hải quan hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cho biết lợi nhuận đang giảm dần trong nhiều năm qua. Nguyên nhân là do vẫn xuất khẩu nhưng nguyên liệu lại phụ thuộc đến 80% vào nguyên liệu ngoại nhập. Lý do là thị trường gỗ Việt Nam đáp ứng đủ tiêu chuẩn với đơn đặt hàng các nước EU là quá ít, chất lượng và sản lượng gỗ còn nhiều hạn chế khi đạo luật thương mại quốc tế lại ra đời LACEY của Mỹ; FLEGT của EU. Gỗ không có chứng chỉ rừng... Ví dụ, hiện nay gỗ keo nguyên liệu trong nước có giá từ 0,8- 1,1 triệu đồng/m3. Trong khi đó, gỗ nhập khẩu cho cùng một loại lại có giá hơn 3 triệu đồng/m3. Giải thích nguyên nhân này, theo một thành viên của Hiệp

hội gỗ và lâm sản cho hay, Việt Nam phải chịu giá bán rẻ và mua đắt như hiện nay là do chưa có sự kết nối giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và người trồng rừng. Hầu hết các cơ sở trồng rừng và chế biến xuất khẩu gỗ hoạt động độc lập, không có liên kết thông tin với nhau. Tuy nhiên, cũng không thể đổ hết lỗi cho doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu là "làm lơ" thị trường nội địa bởi trên thực tế Việt Nam chưa có công nghệ đạt chuẩn trong kỹ thuật xẻ gỗ, khiến chất lượng gỗ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó là gỗ được Hội đồng chứng chỉ rừng quốc tế cấp chứng chỉ FSC số lượng ít. Gỗ ở nước ngoài chu kỳ kinh doanh 10- 12 năm thì ở Việt Nam chỉ 4-5 năm đã khai thác bán vì đa số hộ dân trồng rừng dựa trên nguồn vốn vay và họ sợ thiên tai xảy ra (Thừa Thiên Huế, 2013) trong khi chính sách không hỗ trợ nhiều chỉ đa số là khoanh nợ.

Cho đến nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (60 triệu USD), Lào (36 triệu USD), Campuchia (29 triệu USD), Indonesia (18 triệu USD). Song thực tiễn nhiều năm qua đã chỉ ra: các quốc gia có rừng tự nhiên trong khu vực như Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia… ngày càng hạn chế tối đa việc khai thác xuất khẩu gỗ do nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và do tác động từ các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Hơn thế nữa, thế giới trong xu thế quản lý rừng thương mại đã có hàng loạt biện pháp, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ được cấp với rừng trồng và được thế giới công nhận như hệ thống FSC (Forest Stewardship Council) với 28 triệu ha; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với 103 triệu ha và Hội đồng chứng nhận rừng Châu Âu Pan (Pan European Forest Certification Council) với 43 triệu ha.

Sử dụng phổ biến nhất là hệ thống chứng chỉ của tổ chức FSC bởi các tiêu chí của tổ chức phi phủ này là: quản lý tài nguyên thế giới bền vững, vì những lợi ích lâu dài các mặt: xã hội, môi trường, kinh tế nhằm đảm bảo rừng trên thế giới được bảo vệ cho các thế hệ sau. Để vào được các thị trường lớn như EU, Mỹ, khối liên hiệp Anh, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của các nước – trong đó có Việt Nam phải có một trong những chứng chỉ trên và thuận lợi nhất là sử dụng chứng chỉ FSC. Do đó, việc cân nhắc nhập khẩu hàng gỗ từ các quốc gia có rừng

FSC là một trong những tiêu chí lựa chọn thị trường nguyên liệu gỗ của Việt Nam. Thị trường gỗ của Malaysia, New Zealand, Nam Phi và Mỹ chính là các thị trường Việt Nam đang hướng tới. Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường nguyên liệu gỗ của một số quốc gia khác như Brazil cũng nên được định hướng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)