Các đề xuất bổ sung về chính sách và hướng dẫn thực hiện CCR theo nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 117 - 135)

nhóm hộ phù hợp với điều kiện thực tế tại vùng nghiên cứu.

a/ Xây dựng các mô hình trồng cây bản địa, mây nếp, dược liệu... dưới tán rừng phù hợp với các tiêu chuẩn FSC, nhằm đa dạng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình trong thời gian sinh trưởng, phát triển của rừng trồng.

b/ Xây dựng các xưởng sơ chế gỗ trước khi vận chuyển đến các điểm thu mua gỗ FSC, tăng hiệu suất, giảm chi phí vận chuyển.

c/ Tập huấn nâng cao năng lực tổ chức cho các nhóm trưởng, phổ biến kỹ thuật khai thác, sơ chế gỗ phù hợp đối với các hộ gia đình tham gia FSC.

d/ Rà soát và quy hoạch các diện tích đất rừng giao lại cho người dân, loại bỏ hiện tượng canh tác lâm nghiệp nhỏ lẻ, manh mún. Triển khai công tác giao sổ đỏ cho các hộ gia đình, nhóm hộ gia đình nhằm khuyến khích các hộ gia đình tự chủ, có điều kiện tham gia FSC.

e/ Thực hiện chuyển hoá mô hình rừng trồng lấy gỗ nhỏ chu kỳ ngắn sang mô hình rừng trồng lấy gỗ lớn chu kỳ dài, nhằm đa dạng sản phẩm theo nhu cầu thị trường với lợi nhuận cao tính theo đơn vị ha.

f/ Cần xây dựng định mức tài chính, nguồn nhân lực cho từng cấp, từng địa phương dựa trên khối lượng diện tích đăng ký tham gia, đảm bảo đủ lực lượng cán bộ nhằm tăng cường công tác hỗ trợ hộ gia đình cá nhân tham gia dự án; đồng thời xử lý kịp thời các tình huống khi có thiệt hại xảy ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

QLRBV là mục tiêu mà trong tương lai các chủ rừng phải hướng tới để quản lý rừng ổn định, có hiệu quả. Nghiên cứu này đã đánh giá, tổng kết các vấn đề mà mô hình trồng rừng FSC theo nhóm hộ gia đình tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm được và những vấn đề chưa làm được từ đó đưa ra các giải pháp toàn diện nhất. Luận văn đã rút ra được một số kết luận sau:

a. Đánh giá về hiệu quả của dự án WB3:

Dự án đã đáp ứng nguyện vọng của người dân và ngày càng có nhiều người hưởng ứng tự nguyện tham gia, nhất là các hộ gia đình nghèo không có đất. Các chính sách ưu đãi về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế lô trồng rừng, tập huấn kỹ thuật, vay vốn với lãi suất thấp…. Công tác truyền thông thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức, ở nhiều cấp, các hội đoàn thể và các hộ gia đình vì vậy làm nâng cao sự hiểu biết của người dân trong khu vực về CCR, QLRBV…Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý và thực hiện dự án các cấp được nâng cao thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, đào tạo và tập huấn nên các hoạt động của dự án ngày càng đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao.

b. Đánh giá về tác động của dự án đối với ngành:

Đây là một dự án của Ngành lâm nghiệp Việt Nam được thực hiện theo hình thức hỗ trợ: Chính phủ vay của Ngân hàng thế giới cho người dân vay lại với lãi suất ngang bằng với lãi suất cho vay hộ nghèo với thời gian dài hạn. Dự án đã sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong tất cả các qui trình, các bước thực hiện đều lấy ý kiến đóng góp của người dân cũng như các bên liên quan. Đây là điều mới mà các chương trình hoặc dự án trước đây chưa thực hiện được.

c. Đánh giá về kinh tế:

Khi các hộ dân tham gia trồng rừng chứng chỉ FSC thì gỗ sẽ có nguồn gốc hợp pháp, phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế và quan trọng hơn cả là lợi nhuận thu được sẽ cao hơn từ 25-30% so với rừng không tham gia FSC.

d. Đánh giá về xã hội:

Quản lý hoạt động, sinh hoạt theo nhóm cộng đồng cùng chung lợi ích đảm bảo được việc chia sẻ lợi ích tới từng thành viên nhóm và duy trì các hoạt động tiếp theo trong suốt quá trình vận hành nhóm, các hộ gia đình khi tham gia chứng chỉ sẽ có sự tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh và trồng rừng. Từ đó tạo ra sự gắn bó, đoàn kết của các hộ dân trong khu vực.

Hiệu quả về kinh tế từ việc trồng rừng theo nhóm hộ tham gia FSC sẽ làm giảm áp lực về vấn đề an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân trong vùng. Khi tham gia vào FSC, các công việc sẽ dần dần được chuyên môn hóa, điều này tạo nhiều cơ hội việc làm cho các hộ dân, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong vùng, giảm áp lực về an ninh, xã hội, an sinh trong khu vực. Nâng cao nhận thức của người dân về rừng nói chung và về rừng chứng chỉ nói riêng.

e. Đánh giá tác động đến môi trường.

Môi trường rừng và môi trường sống trong khu vực được người dân chú trọng và cải thiện rõ rệt từ khi tham gia trồng rừng chứng chỉ. Người dân đã biết phải làm gì và không được làm gì để tránh gây tác hại xấu đến môi trường rừng cũng như môi trường sống tại khu vực. Thực hiện tốt các nguyên tắc của FSC về môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta và cũng là bảo vệ cho tương lai của con cháu chúng ta sau này.

f. Các đánh giá khác.

Chỉ ra được vai trò quan trọng của chỉ rừng, được coi là một công cụ chính sách và nó cũng là một quá trình giúp cho công tác quản lý rừng được tốt hơn, bền vững hơn. Việc quản lý rừng tốt hơn và bền vững hơn thể hiện qua việc tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chỉ quản lý rừng của FSC. Quản lý rừng bền vững cũng thể hiện rõ nét thông qua các chu kỳ khai thác dài hơn, trồng xen cây bản địa, khai thác có kế hoạch, không khai thác trắng, không đốt thực bì sau khai thác hoặc không cày ủi để trồng mới.

Các khó khăn trong quản lý nhóm được đưa ra phân tích và tìm ra được các khó khăn chung có thể giải quyết từ đó khuyến khích đưa ra các điểm cần giải quyết đơn giản hơn, đáp ứng được các yêu cầu về trình độ của các nhóm. Việc khuyến khích người dân bảo vệ và phát triển rừng của mình đáp ứng yêu cầu của chứng chỉ rừng về mặt thời gian và chất lượng sản phẩm gỗ còn nhiều khó khăn, điều này phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế của từng hộ và phụ thuộc nhiều vào sản phẩm mà thị trường nội địa cần. Vì vậy vai trò của trưởng nhóm và các cấp chính quyền địa phương rất quan trọng, đảm bảo việc quản lý nhóm được theo đúng yêu cầu cũng như duy trì và phát triển nhóm một cách bền vững.

2. Tồn Tại.

Luận văn nghiên cứu một vấn đề còn tương đối mới mẻ, tài liệu chưa nhiều, điều kiện thời gian còn hạn chế, cùng với kinh nghiệm bản thân nên luận văn còn gặp một số tồn tại nhất định đặc biệt là về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Đây là thể loại đề tài cần áp dụng triệt để cách tiếp cận đa ngành và liên ngành để phát hiện và đánh giá. Trong quá trình đánh giá phải kết hợp với làm các thử nghiệm ngoài thực địa để xác định sự chính xác.

Do thời gian hạn hẹp, địa hình di chuyển phức tạp, các hộ dân đi làm rừng xa nhà nên không thể phỏng vấn đủ số hộ gia đình trong 2 nhóm như ban đầu dự kiến đã đưa ra.

Đánh giá tác động đến môi trường phải làm các thí nghiệm ngoài thực địa như điều tra diễn biến chất lượng đất dưới tán rừng trồng, phải làm các thí nghiệm phân tích mẫu đất, phân tích nguồn nước thì mới đánh giá chính xác được mức độ cải thiện nguồn nước trong khu vực….

Đánh giá về xã hội cần phải đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá hơn nữa như vấn đề bình đẳng giới, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, vấn đề thể chế và phát triển chính sách khi nói đến các vấn đề này phải có minh chứng cụ thể bằng con số, bằng cáo báo cáo và các nghiên cứu trong khu vực.

3. Khuyến Nghi.

Qua các phân tích đánh giá ở trên, tác giả đưa ra một số các khuyến nghị mang tính tổng thể, đảm bảo tính bền vững, duy trì và mở rộng các nhóm mới với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế hộ và công bằng xã hội, cụ thể như sau:

Quyền sử dụng đất là tiêu chí đầu tiên để quyết định có tham gia được chứng chỉ rừng hay không, do đó việc xây dựng, thay đổi các chính sách liên quan đến giao đất giao rừng, thuê đất hoặc quyền sử dụng đất... cũng cần thực hiện sớm đảm bảo mọi người dân có thể biết, hiểu và tham gia.

Việc quy hoạch sử dụng đất, giao đất cần phải có chiến lược lâu dài, phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng được các yêu cầu tham gia chứng chỉ rừng của các nhóm hộ. Song song với việc đó, quy hoạch và định hướng cho các sản phẩm trên đất rừng cũng nên được đưa ra và khuyến cáo người dân, tránh trường hợp đang trồng cây với mục đích này, chưa thu hoach phá đi trồng cây mục đích khác.

Khi thiết lập các nhóm chứng chỉ rừng cần có cái nhìn lâu dài, cân bằng giữa các mục tiêu lấy gỗ, bảo vệ môi trường và xã hội nhưng phải mang tính bền vững. Ở đây, tính bền vững của các nhóm còn phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của các bên liên quan tuy rằng sự cam kết cần phải có tính chất tự nguyện và ràng buộc về kinh tế.

Giảm thiểu các thủ tục hành chính để phù hợp với yêu cầu sử dụng của người dân, đặc biệt là khu vực có người dân tộc thiểu số sinh sống.

Tăng cường tập huấn kiến thức kỹ thuật và nhân rộng mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể tiếp cận và hiểu hơn về chứng chỉ rừng và lợi ích của nó mang lại

Đơn giản hóa các thủ tục khai thác phù hợp với điều kiện của người dân và đáp ứng được các yêu cầu của FSC đưa ra.

Nhà nước có những chính sách về tài chính, vay vốn tín dụng cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về thời gian của các chu kỳ trồng rừng và kinh phí trồng, chăm sóc, khai thác.

Để đạt được mục tiêu năm 2020 về chứng chỉ rừng của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam, chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, các nhóm CCR cấp thôn các vấn đề liên quan đến thuế, cấp phép.... đảm bảo giảm thiểu các chi phí khi tham gia mua bán, vận chuyển, khai thác các sản phẩm rừng có chứng chỉ.

Hướng tới phát triển chứng chỉ rừng bền vững, cần có các chính sách và cam kết hỗ trợ giúp đỡ các nhóm cộng đồng từ các công ty lâm nghiệp, các cấp chính quyền địa phương để phát triển mô hình hợp tác sản xuất, các bên đều có lợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng việt.

1. Bộ tiêu chuẩn 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí, 143 chỉ số[Trần Văn Con và đồng nghiệp (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Chương quản lý bền vững, GTZ Việt Nam, Tr 45, Hà Nội].

2. Ban quản lý dự án phát triển ngành lâm nghiệp - WB3 (2015), Báo cáo tổng

kết dự án phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên

Huế.

3. Ban quản lý dự án phát triển ngành lâm nghiệp – WB3 (2015), Báo cáo kết

quả cấp chứng chỉ rừng và triền khai mở rộng nhóm năm 2014-xã Lộc Bổn- huyện Phú Lộc- Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.

4. Ban quản lý dự án phát triển ngành lâm nghiệp –WB (2015). Báo cáo kết quả

cấp chứng chỉ rừng và kế hoạch mở rộng nhóm chứng chỉ rừng của dự án phát triển ngành lâm nghiệp- WB3, Thừa Thiên Huế.

5. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Dương Duy Khánh (2011), Nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo

nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sỹ lâm nghiệp, Đại học Lâm Nghiệp,

Hà Nội.

7.Nguyễn Ngọc Lung, Ngô Đình Thọ (2013),Quản lý rừng bền vững ở Việt Nam. 8. Nguyễn Thị Thùy Dung (2014), Đánh giá tính bến vững của mô hình chứng

chỉ rừng trồng theo nhóm hộ tại xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, Huế

9. Lưu Khương Duy (2014), Đánh giá quản lý rừng bền vững và khắc phục các

lỗi chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng (FSC) sau khi được chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp Đoan Hùng thuộc tổng

công ty giấy Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ lâm nghiệp, Đại học Lâm

Nghiệp, Hà Nội.

10. Tạ Thị Thu Hà (2011), Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm

và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại lâm trường Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sỹ lâm nghiệp, Đại học Lâm Nghiệp, Hà

Nội

11. TS. Đào Công Khanh (2015), Quản lý rừng bền vững và tiến trình chứng chỉ

rừng ở Việt Nam, Hà Nội.

12. TS. Đào Công Khanh (2015); Tham luận “Các chính sách liên quan đến QLRBV và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam” ( Dự án FAO UN_REDD tổ chức) ( Dự án FAO UN_REDD tổ chức tại Huế).

13.Thủ tướng Chính phủ (2014),Quyết định 2242/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng

12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020”, Hà Nội.

14. Thủ tướng chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007),

Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển Lâm nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.

15. Trần Văn Con và đồng nghiệp (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp,

Chương Lâm nghiệp Cộng đồng, GTZ, Hà Nội

16. UBND xã Lộc Bổn (2012), Nội dung quy hoach xây dựng nông thôn mới xã

Lộc Bổn giai đoạn 2012-2020, Thừa Thiên Huế.

17. Số liệu trên thiên nhiên.net ngày 13/3/1012 của TS Tô Xuân Phúc- chuyên gia phân tích chính sách, tổ chức Forest trends, Hoa Kỳ)

18. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai số

13/2003/QH11, Hà Nội.

19. WWF Việt Nam (2011), Sổ tay quản lý rừng cho các thành viên nhóm CCR, quyển 1 và quyển 2, Hà Nội

20. WWF Việt Nam & Cục Lâm nghiệp Việt nam (2004), Kỷ yếu hội thảo “Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng”, Hà Nội.

21. Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (2011), Tiêu chuẩn Quốc gia về Quản lý rừng bền vững “ Tiêu chuẩn FSC Việt Nam”, Dự thảo 9c, Hà

Nội.

B. Tài liệu tiếng Anh

22. FSC ® Weekly News Update - 9 September 2011

http://www.fsc.org/1994.html

23. http://www.forest-trends.org/

24.http://www.Fsc.0rg

25. Auld G. and G. Q. Bull (2003), The institutional design of forest certification

standards initiatives and its influence on the role of science: the case of forest genetic resources. Journal of Environmental Management 69:47–62.

26. https://ic.fsc.org/facts-figures.19.htm

27. Certification Bodies updated 2011

http://www.fsc-uk.org/?page_id=60

28. FAO (2001), Deforestation continues at a high rate in tropical areas, FAO calls upon contries to fight forest crime & corruption.

29. FSC ® Weekly News Update - 9 September 2011

http://www.fsc.org/1994.html

30. ITTO (1992), ITTO guide for sustainable forest management of natural tropical forst, Malaysia

31. IGES (2005), Sustainable Asia 2005 and beyond; in the pursuit of innovative

policy, IGES White Paper, chapter 3.

32. Montreal Process webpage

http://www.rinya.maff.go.jp/mpci/criteria_e.html http://www.iges.or.jp/en/pub/pdf/whitepaper/text.pdf

33. Shimako Takahashi (2008), Challenges for Local Communities and Livelihoods to Seek Sustainable Forest Management in Indonesia. The Journal of Environment Development, Vol. 17, No. 2, 192-211.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 117 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)