Giới thiệu khái quát về Dựán Phát triển ngành Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 70)

Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (FSDP) được đồng tài trợ bởi chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB), Chính phủ Phần Lan, Chính phủ Hà Lan, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Liên minh châu Âu (EU) nhằm mục đích phát triển ngành Lâm nghiệp tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam trong giai đoạn I thực hiện từ năm 2005-3/2012 gồm 4 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; giai đoạn II thực hiện từ tháng 4/2012-3/2015 mở rộng thêm 02 tỉnh mới là Thanh Hoá và Nghệ An nâng tổng số tỉnh tham gia dự án lên thành 6 tỉnh[2].

Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện dự án từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 3 năm 2015, trên địa bàn 5 huyện, thị xã: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và Nam Đông. Chủ yếu thực hiện hợp phần trồng rừng sản xuất, không có hợp phần rừng đặc dụng, với mục tiêu chính của dự án là:

- Quản lý rừng bền vững (bao gồm cả rừng trồng) và bảo tồn đa dạng sinh học khoảng 50 khu rừng đặc dụng có giá trị bảo tồn sinh học cao ở các vùng sinh thái khác nhau trong phạm vi cả nước nhằm nâng cao khả năng đóng góp của ngành Lâm nghiệp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường toàn cầu. Dự kiến có khoảng 66.000 ha đất sẽ được sử dụng để trồng rừng nằm ở 120 xã của 20 huyện, trong đó có ít nhất 56.000 ha sẽ được các hộ gia đình trồng rừng thuộc 19 huyện, thị xã và 01 thành phố (Quy Nhơn) trong giai đoạn I của 4 tỉnh và khoảng 70.300 ha tại 203 xã của 35 huyện giai đoạn II của 6 tỉnh. Việc tham gia dự án hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện và vì thế dự án sẽ dựa trên nhu cầu thực tế.

- Phát triển trồng rừng sản xuất, chủ yếu là rừng nguyên liệu công nghiệp đạt năng suất cao trên diện tích đất lâm nghiệp có điều kiện lập địa thích hợp, gần thị trường tiêu thụ nguyên liệu, gần đường giao thông để tăng thêm khả

năng sản xuất gỗ bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các hộ gia đình tại địa phương.

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trồng rừng để tạo điều kiện cho nông dân có thể tự nguyện tiếp cận với tín dụng trọn gói, có tính chất hấp dẫn, thu hút họ tham gia trồng rừng sản xuất. Tăng khả năng tham gia của các hộ nông dân và những cơ sở trồng rừng tư nhân vào ngành trồng rừng.

- Dự án phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện dự án trên địa bàn 5 huyện, thị xã: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và Nam Đông.từ cuối năm 2005 đến năm 2014. Từ lúc bắt đầu triển khai dự án đến nay, Dự án đã hỗ trợ cho 9.343 hộ gia đình trồng rừng kinh tế với diện tích 13.762 ha, trong đó diện tích diện tích hỗ trợ giao đất, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp là 13.452 ha cho 8.994 hộ gia đình. Quá trình triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương.

4.1 Bản đồ Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)