Tổng quan về nhóm CCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 81)

Chứng chỉ nhóm là một cách để nhiều (hơn một) đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ theo một giấy chứng nhận duy nhất. Giấy chứng nhận này

được một tổ chức hay một cá nhân nhận thay mặt cả nhóm các chủ rừng đã đồng ý tham gia vào nhóm.

Toàn bộ chi phí liên quan đến chứng chỉ ví dụ như chi phí hành chính, chi phí đánh giá và chi phí viết báo cáo được chia sẻ giữa các thành viên. Kiểm toán viên không đến kiểm tra từng thành viên nhóm mỗi năm mà chỉ đến lô mẫu. Vì vậy, chi phí cho mỗi thành viên là rẻ hơn nhiều so vớ i đăng ký chứng chỉ cho từng thành viên.

Mỗi nhóm cần một người hoặc một tổ chức có vai trò như quản lý nhóm còn gọi là chủ thể nhóm). Người quản lý nhóm có thể là một cá nhân, một cơ quan quản lý lâm nghiệp nhà nước (chi cục lâm nghiệp), các tổ chức phi chính phủ, công ty sản xuất bột giấy hoặc bất kỳ một pháp nhân khác. Thành viên nhóm là cá nhân các chủ rừng. Những lô rừng mà họ quản lý có thể có độ lớn bất kỳ và tất cả các dạng quyền sử dụng đất ( nhà nước, tư nhân, cộng đồng, thuê đất hoặc chuyển nhượng).

Không có giới hạn về độ lớn của một nhóm: nó có thể có bất kỳ số lượng thành viên, và bất kỳ độ lớn diện tích của lô rừng. Các chủ thể nhóm cần chỉ ra rằng họ có thể quản lý nhóm theo tiêu chuẩn FSCTM.

 Quản lý rừng phù hợp với môi trường đảm bảo việc thu hoạch gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ duy trì được sự đa dạng sinh học, năng suất và các quá trình sinh thái của rừng,

 Quản lý rừng có lợi ích xã hội giúp cả người dân địa phương và cộng đồng trên diện rộng hưởng lợi ích lâu dài và cũng đưa sự khuyến khích mạnh mẽ cho người dân địa phương duy trì tài nguyên rừng và tuân thủ kế hoạch quản lý dài hạn,

 Quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế có nghĩa rằng các hoạt động lâm nghiệp được xây dựng và quản lý để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và có tính bền vững lâu dài, không gây tổn hại tài nguyên rừng, hệ sinh thái hay ảnh hưởng bất lợi đến cộng đồng.

Chứng chỉ FSC™ đã đưa phần thưởng vào giá gỗ cho các hộ dân trồng rừng ở miền Trung Việt Nam và trực tiếp tiếp cận vào sự phát triển thị trường thương

vụnhanh chóng tại Đông Nam Á. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế gần đây 2008-2009, các sản phẩm có chứng chỉ FSC™ đã đỡ được sự thay đổi giá bất thường hơn các sản phẩm không có chứng chỉ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)