Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 49)

a/ Khảo sát, thu thập thông tin, phỏng vấn:

- Xác định diện tích rừng trồng của các hộ gia đình thông qua kết hợp bản đồ quản lý nhóm và các thông tin tại hiện trường, trao đổi với trưởng nhóm và nông dân nòng cốt, phỏng vấn hộ gia đình tham gia vào nhóm. Dự kiến sẽ phỏng vấn từ 30 đến 45 người trong khu vực bao gồm: Cán bộ thôn, cán bộ khuyến lâm, Ban quản lý nhóm, các hộ dân có rừng đã khai thác và chưa khai thác.

- Sử dụng các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) kết hợp các câu hỏi bán cấu trúc (Câu hỏi mở) khi phỏng vấn nhằm:

+ Thảo luận với người dân về các vấn đề liên quan đến tình hình trồng, chăm sóc, khai thác, sử dụng cây keo trong khu vực nghiên cứu.

+ Thảo luận về các hạn chế và biện pháp khắc phục

b/ So sánh chất lượng rừng trồng có và không có chứng chỉ FSC:

Lập 3 ô tiêu chuẩn rừng trồng thuần loài đã được cấp chứng chỉ FSC và 3 ô có cùng điều kiện lập địa không có chứng chỉ: 4 tuổi, không qua tỉa thưa, diện tích 250m2/ô

- Chọn và đặt ô tiêu chuẩn: Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng trồng tại khu vực nghiên cứu mỗi lâm phần lập 3 ô mẫu tại các vị trí chân, sườn, đỉnh. Ở đồi đất bằng phẳng, chia cạnh dài của lô thành 03 đoạn tương đối bằng nhau chạy dọc theo cạnh lô, tại ba điểm giữa của 03 đoạn này, đi vuông góc từ bìa lô vào trong trung tâm lô rừng khoảng 10 hàng cây thì dừng lại và lấy đó làm điểm tâm ô. Lập ô tiêu chuẩn hình tròn theo phương pháp nêu ở dưới đây.

(1) Hình dạng và kích thước ô mẫu: Ô mẫu được lập có dạng hình tròn, diện tích 250m2 (bán kính ô 8.92m).

(2) Dùng sơn để đánh dấu cây ở tâm.

(3) Từ tâm ô kéo thước dây đúng bằng chiều dài bán kính, đi theo các hướng và vạch phấn vào những cây ngoài cùng.

Ghi chú: Cây được coi là nằm trong ô nếu cây đó chạm vào đầu dây. (4) Tiến hành đo đường kính ngang ngực (D 1,3m).

Chú ý: đối với những cây có hình dạng hoặc phân bố đặc biệt, việc đo đường kính được xác định như sau:

+ Địa hình dốc: đo 1,3m phía trên dốc

+ Đối với những cây nghiêng: đo song song mặt đất.

+ Đối với những cây phân thân từ dưới 1,3m, coi đó là 2 cây

Phiếu thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn.

Số hiệu ô: Vị trí: Năm trồng rừng:

Tỉnh: Địa hình: Cây bụi:

Huyện: Độ dốc: Thảm tươi:

Xã: Độ cao tuyệt đối: Mô hình:

Tên chủ hộ: Hướng phơi:

Diện tích rừng trồng của hộ (FSDP): TT Loài CVcây Hvn Hdc KChàng Phẩm chất (A, B, C) Đường kính tán KCcây Đ-T N-B 1 2

1. Loài: ghi đến loài, mỗi cây ghi 1 hàng

2. CVcây: chu vi cây rừng ở vị trí 1,3m (ngang ngực) 3. Hvn: chiều cao vút ngọn;

4. Hdc: chiều cao dưới cành;

5. KCcây bên phải: khoảng cách đến cây hàng bên phải; 6. Phẩm chất: ghi theo 3 cấp: A, B, C, trong đó:

- A: Cây phát triển tốt, cây khỏe mạnh, tán lá đều, không cong queo, sâu bệnh, thường nằm ở tầng trội hoặc tầng chính.

- B: Cây phát triển bình thường, không cong queo, sâu bệnh;

- C: Cây cụt ngọn và cong queo sâu bệnh, phát triển kém, bị chèn ép, thường nằm dưới tầng tán trung bình.

7. Đường kính tán: đo 2 hướng Đông - Tây và Nam - Bắc (chỉ đo 1/3 số cây có trên ô)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)