Đánh giá hiệu quả về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 109 - 112)

Về mặt xã hội, khi tham gia và chứng chỉ rừng, các hộ gia đình phải tuân thủ theo các nguyên tắc đã đề ra của FSC, trong đó có nhiều nguyên tắc liên quan đến yếu tố xác hội như nguyên tắc 1 là tuân theo pháp luật, nhưng quy định hiện hành của nhà nước sở tại, hoặc tuân theo nguyên tắc 2 về quyền và trách nhiệm sử dụng đất, nguyên tắc 3 về quyền hợp pháp của người dân sở tại về quản lý sử dụng đất, các nguyên tắc liên quan đến quan hệ xã hội như nguyên tắc 4 về quan hệ cộng đồng và quyền công dân, nguyên tắc 7 là kế hoạch quản lý cũng được nhấn mạnh trong việc tham gia chứng chỉ rừng theo nhóm hộ.

Chứng nhận quyền sử dụng đất là yêu cầu bắt buộc khi muốn tham gia vào nhóm chứng chỉ rừng. Nó cũng là yếu tố then chốt để xác định được quyền sử dụng của thành viên và tranh chấp có hay không có. Ở các nhóm tại Lộc Bổn, hầu hết các hộ gia đình có chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản đồ diện tích các khu vực đất rừng cũng được đưa ra và phân định rõ ràng, điều này tránh được các rủi ro trong tranh chấp đất đai.

Quyết định giao đất rừng, hợp đồng thuê đất rừng có căn cứ pháp lý hoặc hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp cũng được đề cập trong nguyên tắc và tiêu chí của FSC. Việc này quyết định được hộ gia đình có quyền sử dụng chính thức

trên khu vực đất đó không, và nó cũng sẽ quyết định là khu đất mà hộ gia đình đang sử dụng có hợp pháp không.

Quản lý hoạt động, sinh hoạt theo nhóm cộng đồng cùng chung lợi ích đảm bảo được việc chia sẻ lợi ích tới từng thành viên nhóm và duy trì các hoạt động tiếp theo trong suốt quá trình vận hành nhóm, các hộ gia đình khi tham gia chứng chỉ sẽ có sự tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh và trồng rừng. Từ đó tạo ra sự gắn bó, đoàn kết của các hộ dân trong khu vực.

Hiệu quả về kinh tế từ việc trồng rừng theo nhóm hộ tham gia FSC sẽ làm giảm áp lực về vấn đề an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân trong vùng. Khi tham gia vào FSC, các công việc sẽ dần dần được chuyên môn hóa, điều này tạo nhiều cơ hội việc làm cho các hộ dân, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong vùng, giảm áp lực về an ninh, xã hội, an sinh trong khu vực.

Cùng với việc đầu tư phát triển về mặt diện tích rừng trồng, dự án WB3 còn quan tâm tới việc nâng cao trình độ sản xuất lâm nghiệp cho các hộ dân bằng các lớp tập huấn miễn phí theo các hoạt động, tiểu hợp phần khuyến lâm của mỗi dự án. Qua bảng số liệu điều tra tổng hợp về kỹ thuật của người dân có thể thấy được trình độ, kỹ thuật của người dân đã được nâng cao từ khi chưa có dự án WB3, kỹ thuật của người dân còn yếu, số người đủ năng lực để thực hiện các hoạt động theo yêu cầu sản xuất rừng FSC chỉ có 14.3%. Nhưng từ khi được tham gia các lớp đào tạo tập huấn, được hướng dẫn kỹ thuật miễn phí theo phương pháp khuyến lâm theo nhóm, cầm tay chỉ việc trên hiện trường…từ các cán bộ khuyến lâm hiện trường. Đến nay số người đã biết áp dụng những hiểu biết của mình từ dự án WB3 ra những vũng diện tích rừng khác đã đạt 91.43%.

Bảng 5.9: Thống kê kết quả phỏng vấn về trình độ kỹ thuật

Trước khi tham gia dự án WB3

Sau khi tham gia dự án WB3 STT Chỉ tiêu Chỉ báo Số người Tỷ lệ

(%) Số người Tỷ lệ (%) 1 Đủ năng lực để

thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của hoạt động sản xuất rừng FSC. Có 5 14.3 32 91.43 Chưa 30 85.7 3 8.57 Không biết 0 0 0 0 2 Áp dụng những hiểu biết của mình từ dự án WB3 ra những diện tích rừng khác

Có 0 0 33 94.3

Không 35 100 2 5.7

Theo số liệu điều tra tỷ lệ thất nghiệp tại xã Lộc Bổn do ông Võ Đại ThắngPhó Chủ Tịch UBND xã Lộc Bổn cung cấp thì đến năm 2014, tỷ lệ lao động có việc làm trong xã đã tăng 10% so với năm 2013. Con số trên có được một phần là dự án WB3 đã tạo được công ăn, việc làm cho người dân.

Bảng 5.10 Bảng tổng hợp đánh giá tác động kinh tế, xã hội năm 2014

TT Thông tin Chỉ báo

Kém hơn Như cũ Tốt hơn

1 Số lao động trong gia đình 5%

2 Thu nhập bình quân (đồng/người/năm) 10%

3 Thu nhập từ nghề rừng. 15%

4 Tính cộng đồng, đoàn kết của địa phương. 5%

5 Tình hình an ninh lương thực. 5%

6 Tình hình an ninh trật tự. 5%

7 Lao động có việc làm 10%

Thông qua bảng 5.9 cho thấy tình hình an ninh lương thực, tình hình an ninh trật tự, tính cộng đồng, đoàn kết của địa phương đã tăng dần lên và được đánh giá là tốt hơn các năm trước và quan trọng hơn cả là thu nhập từ nghề rừng tăng lên 15% so với năm 2013. Từ đó làm cho thu nhập của người dân trong vùng cũng tăng lên 10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)