thông qua cấp CCR.
Sự phát triển trồng rừng công nghiệp với các loài cây mọc nhanh cũng gây tranh cãi. Những người đề xướng cho rằng rừng trồng loại này đạt được giá trị kinh tế cao hơn và nhanh hơn so với rừng tự nhiên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao, giảm sức ép vào rừng tự nhiên, có tác động tốt cho môi trường sinh thái và có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ khí thải các bon
nhưng những người chỉ trích lại cho rằng, trong quá trình này, quyền lợi của cộng đồng địa phương thường bị các chủ rừng lờ đi, đồng thời diện tích rừng tự nhiên bị khai thác thay thế bằng rừng trồng, giá trị đa dạng sinh học, lượng nước bị giảm, đất bị thoái hóa, và gây ra các loài sâu bệnh ngoại lai.
Sự thiếu hụt về nguồn gỗ hợp pháp và sự chậm trễ trong việc cung ứng các nguồn gỗ đó mới thực sự là mối đe dọa lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ. Các khó khăn thông qua các yếu tố cấu thành chính như sau: - Kinh tế: Gỗ không có chứng chỉ thường được bán cho thương lái địa phương với giá cả thấp hoặc giá cả do người mua đưa ra, người bán không có quyền lựa chọn hoặc mặc cả. Có những khu vực gỗ có thể bán được với giá gỗ xẻ nhưng người mua vẫn mua với giá gỗ dăm, điều này ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người trồng rừng. Đặc biệt vào mùa mưa bão, khi hàng loạt các hộ gia đình có rừng không tham gia FSC vì sợ ảnh hưởng của bão nên đã đồng loạt bán rừng. Lúc này cung sẽ nhiều hơn cầu nên các thương lái sẽ ép giá dẫn tới việc tụt giá rất thấp của các lô rừng, lợi nhuận của những hộ dân sẽ bị ảnh hưởng. Theo điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình tại Huế giá bán gỗ của các hộ gia đình không tham gia FSC trung bình là 1 triệu đồng/ tấn (bằng giá bán gỗ dăm). Giải pháp đưa ra là khi tham gia vào chứng chỉ rừng, các hộ gia đình sẽ bán được gỗ với giá cao hơn, có nhiều nhà cung cấp sẵn sàng thương lượng và mua gỗ, có mức giá quy định cụ thể nên người dân không bị ép giá trong bất kỳ hoàn cảnh nào.Gỗ khi bán có CCR sẽ được phân loại ra rõ rệt áp dụng đối với gỗ xẻ từng cấp đường kính khác nhau.Với cấp đường kính nhỏ hơn 10cm thì các công ty sẽ không thu mua nhưng vẫn tạo điều kiện cho người dân bán ngoài với giá 1 triệu đồng / tấn. Còn với cấp đường kính từ từ 10 đến 15cm thì giá bán dao động từ 1.350.000 – 1.450.000 đồng. Còn cấp đường kính lớn hơn 15cm bán với giá từ 1.750.000 – 1.850.000 đồng.
Bên cạnh đó, do yếu tố kinh tế rừng chi phối toàn bộ cuộc sống của gia đình nên nhiều khi các hộ gia đình quyết định khai thác khi rừng chưa đạt yêu cầu về khai thác(hay còn gọi là rừng non). Việc hỗ trợ người dân vượt qua được
khó khăn này để giữ rừng cũng là vấn đề nan giải của các nhóm. Một số nhóm - người dân tham gia nhưng do nhu cầu về kinh tế, nếu tham gia nhóm thì rừng chưa đủ điều kiện khai thác, họ đã xin ra khỏi nhóm để khai thác. Đối với hộ gia đình tham gia nhóm chứng chỉ, thực tế đa số là diện tích nhỏ lẻ và kém tập trung, vì vậy việc quản lý cũng như đầu tư kinh doanh gỗ xẻ cũng rất khó khăn, điều này ảnh hưởng đến số tiền bỏ ra để thuê đơn vị đánh giá cấp chứng chỉ nếu Dự án kết thúc và không có nguồn tiền nào từ chính sách hỗ trợ, 100% nguồn từ hộ dân đóng góp sẽ rất khó khăn giai đoạn ban đầu cho đợt đánh giá.
Bảng 4.4. Các chi phí cho cấp chứng chỉ (áp dụng cho diện tích dưới (2000ha)
Chi phí VNĐ/ha/năm
Chi phí đánh giá cấp chứng chỉ ban đầu (5 năm cấp 1 lần) 400.000 Chi phí đánh giá hàng năm (50.000 đ x 5 năm) 250.000
Tổng cộng: 650.000
(Nguồn: Trường nhóm Bến Ván)
Hiện nay chứng chỉ rừng là một công cụ hỗ trợ cho ngành Lâm nghiệp quản lý rừng hiệu quả nhưng nguồn vốn hỗ trợ cho việc xây dựng các kế hoạch, chính sách quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng còn hạn chế, thiếu quan tâm. Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp kết thúc không hỗ trợ kinh phí đánh giá vẫn chưa xác định được nguồn vốn cụ thể để hỗ trợ cho các chủ rừng quy mô nhỏ, lẻ hướng tới cấp chứng chỉ rừng do với diện tích nhỏ, sản phẩm bán ra được ít nhưng chi phí đánh giá cấp chứng chỉ lại quá cao.
Như áp giá bảng trên thì đối với việc cấp chứng chỉ rừng nhóm hộ gia đình nhỏ lẽ rất khó một lúc đủ số lượng diện tích từ 1500-2000 ha để chi phí cho đợt đánh giá. Và diện tích thường sẽ nhỏ hơn rất nhiều khoản 300-500 ha thì hộ gia đình phải đóng góp phần phí đánh giá quá lớn chưa kể tiền cho nhóm hoạt động và làm hồ sơ. Như vậy có thể kết luận nếu diện tích càng lớn thì kinh phí phải chi cho việc đóng góp để mời các đơn vị đánh giá sẽ giảm nhiều cho từng hec-ta. Tuy nhiên, điều kiện các hộ gia đình hiện nay nói riêng cũng như các hộ
gia đình tham gia trồng rừng nói chung ở Việt Nam thì việc bỏ ra một khoản chi phí này không phải là nhỏ để có thể làm được chứng chỉ rừng, bán gỗ có nguồn gốc với giá cao và đảm bảo được việc quản lý rừng bền vững. Cụ thể nếu như xã Lộc Bổn tham gia cấp chứng chỉ cho vài năm tới với diện tích được 300 ha thì chi phí đánh giá cho một ha phải mất từ 3-3,5 triệu đồng/ha [3] Và hiện nay chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn trên địa bàn chưa có chính sách hỗ trợ cho hoạt động cấp chứng chỉ rừng.
Phí đánh giá với nhóm chứng chỉ rừng quy mô nhỏ (SLIM): Toàn bộ chi phí liên quan đến chứng chỉ: Ví dụ như chi phí hành chính, chi phí đánh giá và chi phí viết báo cáo được chia sẻ giữa các thành viên. Kiểm tra viên không đến kiểm tra từng thành viên nhóm mỗi năm mà chỉ đến lô mẫu. Vì vậy, chi phí cho mỗi thành viên là rẻ hơn nhiều so vớ i nếu họ đăng ký có bản chứng chỉ cho từng thành viên [24].
Mối tương quan giữa độ lớn số thành viên nhóm và chi phí đánh giá tương đối hiện tại là như sau (Các chi phí chứng chỉ nhóm FSC tại Mỹ (USA) vào tháng 10 năm 2011)
-100 thành viên: tổng chi phí đánh giá cho 5 năm là 35.000 USD – 70 USD cho mỗi thành viên hàng năm.
-1.000 thành viên: tổng chi phí đánh giá cho 5 năm là 35.000 USD - 7 USD cho mỗi thành viên hàng năm.
-10.000 thành viên: tổng chi phí đánh giá cho 5 năm là 50.000 USD - 1 USD cho mỗi thành viên hàng năm.
-140.000 thành viên: tổng chi phí đánh giá cho 5 năm là 120.000 USD – ít hơn 1 USD cho mỗi thành viên hàng năm.
Vì vậy nếu nhóm FSC có số hộ và diện tích ngày càng gia nhập nhiều, điều kiện không có giới hạn về độ lớn của một nhóm: nó có thể có bất kỳ số lượng thành viên, và bất kỳ độ lớn diện tích của lô rừng. Các chủ thể nhóm cần chỉ ra rằng họ có thể quản lý nhóm theo tiêu chuẩn FSC thì số tiền cho mỗi thành viên sẽ giảm đi nhiều. Đối với Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp
(FSDP-WB3) hiện tại thì tính cho 4 tỉnh tham gia Dự án với tổng diện tích 800ha. Và tổng tiền đánh giá cho 5 năm là 70.000 USD. Như vậy 1 ha phải tốn 1.750.000 đồng chi phí. Ngoài ra còn tiền chi phí cho việc mua văn phòng phẩm, vật dụng để lưu trữ hồ sơ, điều này cũng là vấn đề cần quan tâm khi Dự án kết thúc và sự tồn tại của nhóm chứng chỉ hộ gia đình.
- Kiến thức: Các kiến thức để trồng và phát triển rừng của người dân còn hạn chế và mang tính truyền thống là nhiều. Trong quá trình phỏng vấn, nhiều hộ gia đình vẫn cho rằng việc trồng, chăm sóc rừng theo cách truyền thống thì cây sẽ mọc nhanh và tốt hơn so với các phương pháp mới như không phát thực bì, chỉ đào hố, không san ủi và không đốt sau khai thác... Thực tế cho thấy trong vòng 3 năm đầu nếu trồng và chăm sóc rừng theo phương pháp truyền thống (đốt, cày, đào hố, trồng) thì cây sẽ phát triển nhanh hơn nhưng từ các năm sau trở đi cây phát triển chậm hơn do lượng đất mùn đã được xới trộn, cây không có nền tảng và dinh dưỡng vững chắc, dễ đổ khi có gió do nền đã bị cày xới và thực bì không có. Như vậy giải pháp khi tham gia chứng chỉ rừng sẽ đáp ứng đầy đủ các kiến thức về trồng, chăm sóc và quản lý rừng một cách bền vững hơn
- Về mặt kỹ thuật: Khi không tham gia chứng chỉ rừng, các thành viên nhóm quản lý và chăm sóc rừng, tuy nhiên khi tham gia chứng chỉ rừng thì phải tuân thủ về mặt kỹ thuật đảm bảo theo tiêu chuẩn của FSC. Việc này đòi hỏi thực sự về kỹ thuật, trong khi đó người dân ở khu vực thì việc tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ mới còn hạn chế, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia cấp chứng chỉ. Tuy nhiên nếu tham gia được thì rừng cấp chứng chỉ sẻ đảm bảo được trồng, chăm sóc, khai thác đúng kỹ thuật, rừng sẽ đạt được chất lượng tốt hơn, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, tăng lợi nhuận.
- Yếu tố môi trường: Hầu hết các hộ gia đình trồng rừng thường khai thác trắng sau đó trồng lại, các loại cây bản địa không được chú trọng trồng xen hoặc việc khai thác luân phiên không được chú trọng làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực khai thác. Các hiện tượng sạt lở, sụt lún hoặc khô hạn cũng từ một trong các nguyên nhân này mà ra. Hiện tượng đốt thực bì trước khi trồng
rừng cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng vì theo truyền thống và sự hiểu biết không sâu của người dân. Đốt thực bì trước khi trồng rừng sẽ đem lại lợi ích trước mắt cho người dân về kinh tế và công sức lao động, nhưng làm như vậy là thay đổi môi trường sống, làm đất khô cằn về sau và không có thảm thực bì thì sẽ không giữ được nước vào mùa mưa dẫn tới hiện tượng xói mòn chất dinh dưỡng bề mặt, thoái hóa đất. Nếu tham gia vào các nhóm CCR, hoạt động khai thác sẽ được đưa vào kế hoạch và việc khai thác sẽ tránh được hiện tượng khai thác trắng. Bên cạnh đó việc trồng cây bản địa xen kẽ đảm bảo khi khai thác sẽ vẫn còn lại cây bản địa trong khu vực, không còn hiện tượng đốt thực bì như vậy giảm thiểu được việc xói mòn, sạt lở đất và bảo vệ nguồn nước một cách bền vững.
- Về chính sách: Thực tế hiện nay các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình trong việc trồng rừng của nước ta còn nhiều hạn chế. Hoặc một phần do người dân chưa có đủ điều kiện để tiếp cận với các chính sách như vay vốn trồng rừng, thuê hoặc mượn đất trồng rừng... hoặc do nhà nước chưa có các chính sách và có các hướng dẫn cụ thể cho vấn đề này. Trong khi đó yêu cầu từ CCR bắt buộc phải minh bạch trong quản lý đất, minh bạch trong quản lý tài chính kinh doanh rừng và đặc biệt phải có quyền sử dụng đất. Nếu tham gia vào CCR, đáp ứng được các yêu cầu trên thì ngoài việc đảm bảo chứng minh quyền sử dụng đất của mình, các hộ gia đình còn chủ động hơn trong công việc xây dựng kế hoạch phát triển rừng của chính mình trong tương lai.