Có một chính sách tín dụng KHCN đúng đắn sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lợi cho hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, nhờ đó phát huy năng lực của bản thân ngân hàng, đồng thời tận dụng được sự thuận lợi và hạn chế của môi trường kinh doanh. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng KHCN tốt đều phải có chính sách tín dụng KHCN thích hợp. Hiện nay chính sách tín dụng KHCN của Agribank Gia Lai là: phục vụ khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất, phong cách tận tình, chu đáo, văn minh lịch sự mang phong cách chuyên nghiệp. Lựa chọn khách hàng ngay từ ban đầu, phát triển khách hàng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng.
Xây dựng chính sách tín dụng KHCN hợp lý và cơ chế linh động với một số chi nhánh ở từng vùng miền khác nhau dựa trên chiến lược phát triển của chi nhánh và dựa trên điều kiện thị trường: nguyên nhân là hiện nay môi trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng KHCN hợp lý, linh động như chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng có hoạt động kinh doanh hiệu quả, cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng tốt...
3.2.2. Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng và chất lƣợng thẩm định - Chất lượng thẩm định
Trong quy trình tín dụng nói chung và quy trình tín dụng KHCN nói riêng, bước chuẩn bị cho vay là bước quan trọng nhất, tức là khách hàng nộp hồ sơ xin vay vốn còn ngân hàng xem xét để quyết định cho vay hay không. Đây là bước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng KHCN, vì đây là cơ sở định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Do vậy ngay từ đầu các cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt các nội dung quy trình tín dụng KHCN, phải có biện pháp sàng lọc khách hàng ngay từ bước đầu tiên này.
Bên cạnh đó, hầu hết các khách hàng đến vay là các hộ gia đình, cá nhân mua bán nhỏ lẻ, việc lập phương án vay vốn còn nhiều thiếu sót chưa đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng, cho nên công tác thẩm định và kiểm tra cần phải chú ý hơn. Có như thế mới có thể lựa chọn được những khách hàng tốt và loại bỏ đi được những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cũng là bước quan trọng trong quy trình tín dụng, nó không chỉ ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của ngân hàng mà còn tác động trực tiếp đến chi phí của ngân hàng, góp phần hạn chế nợ quá hạn, qua đó quyết định chất lượng tín dụng bán lẻ. Ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng trước khi cho vay đối với một phương án sản xuất kinh doanh và đó là một trong những nhiệm vụ của công tác thẩm định. Nhất là trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, đòi hỏi quy trình thẩm định phải thực hiện theo nguyên tắc tín dụng ngân hàng và theo
đúng chiến lược của ngân hàng đã đề ra. Để làm tốt được công tác thẩm định đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp và có trình độ chuyên môn vững vàng; cần chú ý đảm bảo ba yếu tố là: chất lượng tín dụng, thời gian và chi phí thẩm định.
- Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân, tăng cường công tác giám sát tín dụng
Trong quy trình tín dụng KHCN quản lý khoản vay cũng đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN của ngân hàng về sự phù hợp của các điều kiện vay vốn, việc kiểm soát giải ngân, thu nợ, xử lý phát sinh. Do vậy, công tác kiểm soát giải ngân, quản lý tín dụng phải được quán triệt tới tất cả các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng về vai trò, sự cần thiết của nó để thống nhất thực hiện.
Trong quá trình thực hiện cần lưu ý các điểm sau:
- Cần có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên đối với các khoản vay trên cơ sở thông tin về ngành nghề kinh doanh, biến động thị trường, có sự cảnh báo rủi ro.
- Cần xác định thời hạn cho vay, định kỳ trả nợ gốc, lãi vay hợp lý tên cơ sở phù hợp với thời gian thu hồi vốn của phương án/dự án, chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, loại hình kinh doanh, vòng quay vốn ... nhằm kiểm soát được nguồn thu trả nợ đúng hạn, tránh định kỳ hạn trả nợ quá dài hoặc quá ngắn so với khả năng thanh toán của khách hàng.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ định kỳ và đột xuất quá trình giải ngân, sử dụng vốn của khách hàng cũng như tài sản bảo đảm cho khoản vay nhằm mục tiêu vốn vay giải ngân đúng mục đích trên cơ sở chứng từ hợp pháp, hợp lệ, phù hợp, vốn vay được khách hàng sử dụng phát huy được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu trả nợ ngân hàng. Thông qua quá trình kiểm tra sau và giám sát trong suốt quá trình dư nợ vay, ngân hàng có thể cập nhật được tình hình khách hàng, khoản vay để có thể xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng khách hàng cá nhân
Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng nhất đối với bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Vì vậy đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng trong hoạt động của ngân hàng là ưu tiên hàng đầu. Đối với Agribank Gia Lai điều này càng cấp thiết hơn để tăng cường tăng trưởng tín dụng bán lẻ cũng như chất lượng tín dụng KHCN, do vậy chi nhánh cần đánh giá chính xác trình độ năng lực của cán bộ ở mỗi vị trí công tác để có giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ.
Trong thời đại ngày nay thì một cán bộ tín dụng không chỉ phải giỏi nghiệp vụ mà còn cần phải có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà đất, pháp luật... và phải có kinh nghiệm nhiều về kinh tế xã hội cũng như nắm bắt được tâm lý khách hàng. Về điểm này thì cán bộ tín dụng của Agribank Gia Lai đa số là trẻ nên còn nhiều hạn chế, vì vậy chi nhánh cần có chính sách khuyến khích nhân tài bằng nhiều chế độ đãi ngộ khách nhau, mặt khác cần thường xuyên có những cuộc hội đàm, hội thảo, tập huấn, khóa bồi dưỡng hay đào tạo ngắn ngày do các cán bộ nhiều kinh nghiệm giảng dạy về những lĩnh vực có liên quan cho đối tượng là cán bộ trẻ, cán bộ đang trong quá trình thử việc và các cán bộ cần bổ sung thêm kiến thức.
Xây dựng bảng mô tả công việc cụ thể cho từng nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách rõ ràng, súc tích nhằm chuẩn hóa từng công việc của các bộ phận.
Ngoài ra, Agribank Gia Lai nên tổ chức luân chuyển các cán bộ tín dụng KHCN trong các phòng giao dịch và ở phòng KHCN để các cán bộ nắm vững được toàn bộ mọi nghiệp vụ tại nơi giao dịch, vì không phải ở phòng nào cũng thực hiện tất cả nghiệp vụ của tín dụng KHCN và cũng tránh sự nhàm chán trong công việc cho những cán bộ nhân viên.