2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
2.2.2. Thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân
2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Agribank Chi nhánh Gia Lai luôn xem huy động vốn là hoạt động quan trọng để mở rộng kinh doanh, tập trung huy động tối đa nguồn vốn để cho vay. Chính vì thế Agribank đã liên tục đưa ra nhiều sản phẩm và chương trình huy động hấp dẫn hỗ trợ các chi nhánh rất nhiều trong công tác huy động vốn ( Sản phẩm tiết kiệm an sinh, sản phẩm tiết kiệm lãi suất linh hoạt, các chương trình huy động vốn: “ Quà tặng tưng bừng-Chào mừng quốc khánh”,“ Gửi tiền triệu – trúng tiền tỷ”,”,“ Chương trình tiết kiệm dự thưởng tặng thẻ cào” …). Biểu đồ 2.3 thể hiện tổng nguồn vốn huy động tiền gửi khách hàng các nhân năm 2016 tăng 477 tỷ đồng so với năm 2015, tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2017 thì chỉ tăng 330 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm 92% tổng số dư huy động vốn toàn chi nhánh. Chi nhánh làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao thái độ phục vụ khách hàng, tích cực triển khai các sản phẩm, các chương trình huy động vốn. Tuy nhiên tốc độ tăng tiền gửi dân cư trong năm 2017 chậm so với năm 2016.
Biểu đồ 2.3: Số liệu huy động tiền gửi từ dân cƣ giai đoạn năm 2015-2017
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HSX&CN Agribank Gia Lai năm 2015-2017)
Nguyên nhân là từ đầu năm đến nay NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, lãi suất tương đối thấp làm cho người dân không mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng mà chuyển qua đầu tư các kênh khác như vàng, bất
động sản dẫn đến nguồn tiền nhàn rỗi để gửi vào ngân hàng không nhiều như các năm trước. Nguyên nhân tiếp theo là do giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực như cao su, cà phê, tiêu tiếp tục giảm mạnh, đa số hộ dân và doanh nghiệp tiếp tục găm hàng không bán ra, thậm chí vay thêm để bổ sung chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại: Lãi suất huy động của Agribank thấp hơn các các NHTM khác trên địa bàn vì phải chấp hành sự điều hành của Trụ sở chính về lãi suất huy động ở mức thấp nhằm đảm bảo cân đối giữa mức tăng trưởng nguồn vốn với sử dụng vốn của toàn hệ, cán bộ tín dụng chưa thật sự tích cực trong công tác huy động, chỉ chú trọng đến công tác cho vay. Một số chương trình khuyến mãi của Agribank chưa thật sự hấp dẫn so với các Ngân hàng khác, một số giao dịch viên chưa nắm rõ được các sản phẩm để tư vấn cho khách hàng, còn tâm lý lười giới thiệu sản phẩm cho khách hàng sử dụng.
Bảng 2.6: Huy động tiền gửi dân cƣ theo kỳ hạn giai đoạn năm 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
LOẠI KỲ HẠN NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017
Tiền gửi không kỳ hạn 2.077 646 1.212
Tiền gửi hạn < 12 tháng 2.068.982 1.984.380 1.861.841 Tiền gửi hạn >= 12 tháng 1.003.497 1.468.702 1.860.607
Tiền gửi hạn 24 tháng 9.105 14.081 10.818
Tiền gửi khác 321.763 414.295 477.545
Tổng cộng 3.405.424 3.882.104 4.212.023
Biểu đồ 2.4: Huy động tiền gửi dân cƣ theo kỳ hạn giai đoạn năm 2015-2017
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HSX&CN Agribank Gia Lai năm 2015-2017)
Theo như bảng 2.6 và biểu đồ 2.4 về phân loại huy động vốn từ dân cư theo kỳ hạn thì ta thấy rằng cơ cấu tiền gửi chiếm đa số là kỳ hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên cơ cấu tiền gửi đang dịch chuyển dần từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, đến năm 2017 tăng tới 858.823 triệu đồng so với năm 2015. Nguyên nhân chính là vì lãi suất tiền gửi ngắn hạn biến động khó lường, trong đó lãi suất tiền gửi dài hạn lại ổn định hơn nên tâm lý khách hàng cũng tập trung gửi ở các kỳ hạn dài để vừa được hưởng lãi suất cao, vừa hạn chế rủi ro.