Đánh giá theo chỉ tiêu hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 81 - 85)

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ

2.2.3.4. Đánh giá theo chỉ tiêu hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng

- Vòng quay vốn tín dụng: thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu được nợ khách hàng bao nhiêu để có thể lại cho vay mới. Đây là chỉ tiêu quan trọng được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và hiệu quả tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng . Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất lưu thông hàng hóa. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng càng nhanh thì ngân hàng càng tiết kiệm chi phí, tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác, do đó càng tạo nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 2.14: Vòng quay vốn tín dụng KHCN

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Doanh số cho vay KHCN 5435 5856 6943

2. Doanh số thu nợ KHCN 5244 5613 6742

3. Dư nợ cho vay KHCN bình quân 4919 5145 5845

Hệ số thu nợ 96,49% 95,85% 97,10%

Vòng quay vốn tín dụng 1,066 1,091 1,153

Năm 2015, Vòng quay tín dụng của Ngân hàng chỉ có 1,066 vòng/ năm, nhưng đến năm 2016 đã là 1,091 vòng/ năm và năm 2017 là 1,153 vòng/ năm.

Như vậy vòng luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng được tăng dần qua các năm điều này thể hiện công tác quản lý và thu nợ của những khoản vay trong năm của Ngân hàng tốt.

- Hệ số thu nợ : Để đánh giá chất lượng của các khoản tín dụng ta cần phải

xem xét chỉ tiêu doanh số thu nợ. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh đảm bảo khi các khoản tín dụng đến hạn phải được thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi.

Nhìn vào bảng 2.17 ta có thể thấy rằng tỷ lệ thu nợ của cho vay KHCN tại chi nhánh là rất lớn, chiếm trên 95% ( năm 2015 là 96,49%, năm 2016 là 95,85% và năm 2017 là 97,1%). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng và khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay là khá tốt, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng.

2.2.3.5. Đánh giá theo chỉ tiêu lợi nhuận cho vay trên tổng dƣ nợ cho vay Bảng 2.15: Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay tại Agribank Gia Lai

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

+/ - % +/ - %

Lợi nhuận tín dụng KHCN 94,45 118,15 145,25 23,7 25,09 27,1 22,94 Dư nợ tín dụng KHCN 4.983 5.304 6.383 321 6,44 1.079 20,34 Tổng lợi nhuận trước thuế 137,74 184,3 218,24 46,56 33,8 33,9 18,42 Tỷ suất sinh lợi của tín

dụng KHCN(%) 1,90 2,23 2,28 0,33 17,52 0,05 2,16 Mức đóng góp của tín

dụng KHCN(%) 68,57 64,11 66,56 -4,46 -6,51 2,45 3,82

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai năm 2015 – 2017)

Căn cứ vào bảng 2.13 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng KHCN tăng qua các năm. Lợi nhuận có sự tăng trưởng đều và mạnh như vậy là do dư nợ KHCN qua các năm tăng dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo theo hướng tích cực, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng KHCN luôn chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tích cực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn phát sinh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đông tín dụng, đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Ngoài ra ta thấy tỷ suất sinh lợi của tín dụng KHCN cũng tăng dần trong giai đoạn 2015-217. Năm 2015, một đồng dư nợ KHCN tạo ra 1,9 đồng lợi nhuận. Đến năm 2017 một đồng dư nợ KHCN tạo ra 2,28 đồng lợi nhuận. Điều này được lý giải là vì trong giai đoạn này tỷ lệ cho vay trung hạn của ngân hàng tăng lên đáng kể (lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn), cộng với chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào thời điểm này là lớn hơn, vì thế tỷ suất sinh lợi của ngân hàng được cải thiện qua từng năm. Điều này cho thấy nguồn vốn của ngân hàng đầu tư vào hoạt động cho vay KHCN có hiệu quả, nghĩa là chất lượng cho vay tương đối tốt.

Nhận xét chung: So sánh các chỉ tiêu trên với tiêu chuẩn (cụ thể: NQH/Tổng dư nợ 5%, Nợ xấu/Tổng dư nợ ≤ 3), có thể rút ra nhận xét chung về chất lượng cho vay như sau: Theo kết quả trên các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của 3 năm 2015, 2016 và năm 2017 đều nằm trong giới hạn cho phép. Chất lượng tín dụng đã được ngân hàng quan tâm, chắc chắn trong điều tra thẩm định cho vay, tuân thủ tuyệt đối các quy trình nghiệp vụ, xử lý kiên quyết các trường hợp có nợ quá hạn. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì ở tỷ lệ vừa phải, tuy nhiên qua số liệu phản ánh tỷ lệ nợ xấu đều tăng qua các năm, có nghĩa là đối với những món nợ quá hạn cũ đã xử lý thu hồi nhưng đến năm sau lại phát sinh các món nợ xấu khác, đồng nghĩa trong tổng dư nợ của ngân hàng vẫn còn những món nợ tiềm ẩn rủi ro. Qua đó, phản ảnh phần nào về chất lượng cho vay đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân của ngân hàng trong 3 năm qua.

2.2.4. Khảo sát nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Gia Lai

Với mục tiêu khảo sát về nguyên nhân của những hạn chế hiện nay ảnh hưởng đến chất lượng cho vay KHCN tại Agribank Gia Lai, luận văn căn cứ vào những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CVKHCN tại NHTM được trình bày trong Chương I để xây dựng phiếu khảo sát.

- Thiết kế bảng khảo sát: Bảng khảo sát được thiết kếgồm 2 phần:

Phần 1: Một số thông tin cá nhân và thông tin về vị trí công tác của người được hỏi Phần 2: Thu thập đánh giá của người được hỏi về chất lượng tín dụng KHCN .

- Thang đo: Hình thức đo lường được sử dụng là thang đo của Rennis Likert (1932), thang đo 5 mức độ phổ biến từ 1-5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời.

- Phƣơng pháp chọn mẫu: Kỹthuật lấy mẫu thuận tiện.

- Phạm vi và đối tƣợng khảo sát: Cuộc khảo sát được thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ 01/5/2018 đến 31/07/2018. Tác giả đã tiến hành phát ra 60 phiếu khảo sát ý kiến các cán bộ tín dụng, các lãnh đạo quản lý chuyên về công tác cho vay KHCN hiện đang công tác tại Agribank Gia Lai (bao gồm hội sở và các Chi nhánh loại 3 trực thuộc), trong đó thu về được 55 phiếu hợp lệ, các phiếu còn lại do thiếu nhiều thông tin hoặc thông tin theo tác giả là trả lời vội vàng, không quan tâm đến câu hỏi dẫn đến kết quả không đáng tin cậy.

- Nội dung phiếu khảo sát ( phụ lục 01) chủ yếu là về: chính sách tín dụng KHCN, quy trình tín dụng KHCN, chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự, năng lực quản trị điều hành, năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định và xử lý khoản vay và trang thiết bị, công nghệ…

Tác giả đã tiến hành tổng hợp các số liệu khảo sát tại phụ lục 02, kết quả được trình bày như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)