Hoạt động huy động vốn
Trong công tác huy động vốn, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động của thị trường trong nước và thị trường quốc tế, lãi suất huy động vốn không cao so với mặt bằng chung của các NHTM khác hoạt động trên cùng địa bàn. Nhưng do thường xuyên coi trọng yếu tố chất lượng dịch vụ và có những biện pháp kết hợp tốt chính sách khách hàng đồng thời phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường huy động vốn như: mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, mạng lưới máy rút tiền tự động, cung cấp các dịch vụ ngân quỹ, truy vấn thông tin tài khoản của khách hàng qua điện thoại, mạng Internet, đa dạng nhiều hình thức huy động vốn …. nên nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng tốt đảm bảo được cân đối .
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn năm 2015-2017
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2015/2016 2016/2017 2015 2016 2017 Tăng/ giảm (%) Tăng/ giảm (%) Nguồn vốn huy động 3.856 4.310 4.577 454 11,8 267 6,2
Tiền gởi dân cư 3.405 3.882 4.212 477 14 330 8,5
Tiền gởi TCKT,TCXH 451 428 365 -23 -5,1 -63 - 14,7 Tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cƣ (%) 88,3 90,1 92,0 Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM 24.631 29.038 30.931 4.407 17,9 1.893 6,5 Thị phần huy động vốn của Agribank GL(%) 15,7 14,8 14,8 Tỷ lệ Vốn huy động/Dƣ nợ 64,2% 65,5% 60,0%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Gia Lai năm 2015-2017)
Bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động trong những năm qua tăng trưởng khá tốt. Mặc dù trong năm 2017, huy động vốn của Chi nhánh đạt 4.577 tỷ đồng,
tốc độ tăng trưởng 6,2% so với 2016, thấp hơn so với các năm trước, tuy nhiên Agribank Chi nhánh Gia Lai vẫn giữ được thị phần huy động vốn của mình so với các NHTM khác.
- Tiền gửi dân cư: Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm tỷ trọng lớn, bình quân 90% và tương đối ổn định. Đạt được kết quả trên là nhờ Chi nhánh đã khai thác và tận dụng những thế mạnh của mình về thương hiệu hình ảnh cùng với mạng lưới hoạt động rộng khắp tỉnh thuận lợi trong giao dịch với khách hàng, luôn thủy chung đồng hành cùng với nông nghiệp, nông thôn và nông dân tỉnh Gia Lai. Về lâu dài cần đẩy mạnh tăng trưởng nguồn tiền gửi từ dân cư vì đây là nguồn tiền gửi có tính ổn định cao và bán chéo được nhiều sản phẩm dịch vụ đi kèm hướng tới một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng.
- Tiền gửi TCKT,TCXH: Nguồn vốn huy động từ các TCKT của chi nhánh chiếm tỷ thấp và có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2015 nguồn này chiếm tỷ trọng 11,7% thì đến năm 2017 tỷ trọng nguồn này giảm chỉ còn 8%. Nguyên nhân là do các năm vừa qua tình hình kinh tế khó khăn đã làm các doanh nghiệp phải thắt chặt chi tiêu, hạn chế mở rộng SXKD, tăng cường quay vòng vốn để tăng hiệu quả kinh doanh nên nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi thấp. Nguồn vốn này có đặc điểm là chi phí lãi suất thấp nhưng tính ổn định thường không cao.
Nhìn chung, công tác huy động vốn tại Chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định, quy mô nguồn vốn huy động tăng trưởng khá tuy nhiên chưa tương xứng với nhu cầu tăng trưởng quy mô tín dụng, chỉ đáp ứng được bình quân 63,22% dư nợ, phần còn lại phải phụ thuộc vào việc điều chuyển vốn vay trong hệ thống Agribank.