Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 68 - 74)

Tiếp tục thực hiện chủ trương, định hướng của Agribank nói chung và Agribank Gia Lai nói riêng, chi nhánh đã tiếp tục tích cực triển khai dịch vụ ngân hàng cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Và trong thời gian qua, hoạt động của Agribank Gia Lai đã không ngừng phát triển, đáp ứng một khối lượng lớn vốn tín dụng phục vụ cho nền kinh tế. Trong cơ cấu đầu tư tín dụng Agribank Gia Lai luôn chú trọng tới tín dụng KHCN, tập trung mở rộng tín dụng đối với các hộ sản xuất kinh doanh, cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay tiêu dùng... Kết quả đạt được dư nợ KHCN qua các năm như sau:

Biểu đồ 2.5 cho thấy doanh số cho vay KHCN trong năm 2016 tăng so với năm 2015 là 321 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,4%. Trong khi đó tỷ lệ này ở năm 2017 so với 2016 là 20,3%, tăng đột biến 1.079 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ KHCN luôn chiếm trên 80% trên tổng dư nợ qua các năm, năm 2015: 82,93%, năm 2014: 80,54% và năm 2015: 83,74%.

Biểu đồ 2.5: Tốc độ và tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ KHCN năm 2015-2017

Đơn vị: tỷ đồng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 4983 5304 6383

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HSX&CN Agribank Gia Lai năm 2015-2017)

Dư nợ cho vay luôn là thước đo hoạt động của mỗi ngân hàng, nên bất kỳ NHTM nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ. Tại mỗi thời điểm khác nhau, ngân hàng có những định hướng tăng trưởng dư nợ khác nhau như đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, thu hẹp dư nợ trung dài hạn và ngược lại, hoặc có các chính sách

tăng trưởng dư nợ về nông nghiệp nông thôn và thương nghiệp hơn là các sản phẩm khác...

Phân loại tín dụng KHCN theo thời hạn cho vay

Biểu đồ 2.6 cho thấy dư nợ ngắn hạn khách hàng cá nhân năm 2015 tại Agribank Gia Lai là 3.670 tỷ đồng, 2016 là 3.827 tỷ đồng, năm 2017 là 4.381 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm xấp xỉ 70%.

Đối với các khoản vay ngắn hạn, bởi vì bản chất của cho vay ngắn hạn là thời gian thu hồi nợ rất nhanh, tuy doanh số thu nợ cũng như cho vay phát sinh nhiều nhưng dư nợ cho vay ít có biến động, xu hướng cuối năm tài chính các khách hàng có thu nhập là thanh toán cho ngân hàng vì vậy hạn chế được rủi ro, giúp cho chi nhánh linh hoạt hơn trong việc điều hành các chính sách tín dụng khi có biến động trong nền kinh tế nhưng lại thiếu tính ổn định lâu dài và không đáp ứng được nhu cầu vốn cho khách hàng.

Trong những năm gần đây cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao , đặc biệt năm 2017 tăng so với năm 2016 là 35,4%, chiếm trên 30% tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân chính đó là Agribank Gia Lai tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phát triển cây công nghiệp, vì vậy cơ cấu thời hạn cho vay cũng có sự chuyển dịch từ ngắn hạn sang trung hạn để phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

Biểu đồ 2.6: Dƣ nợ tín dụng KHCN theo thời hạn cho vay năm 2015-2017

Đơn vị: tỷ đồng 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 2015 2016 2017 3.670 3.827 4.381 1.313 1.479 2.002 Trung dài hạn Ngắn hạn

Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm cho vay

Bảng 2.7: Dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm cho vay

Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Thực hiện 2015 Thực hiện 2016 Thực hiện 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016

Nông nghiệp nông

thôn 3.288.520 3.488.521 3.935.008 6,1% 12,8% Dịch vụ 55.236 57.661 68.121 4,4% 18,1% Thương nghiệp 990.852 1.085.938 1.523.272 9,6% 40,3% Tiêu dùng 645.452 670.474 852.840 3,9% 27,2% Cho vay khác 3.285 3.431 4.360 4,4% 27,1% Tổng dƣ nợ 4.983.345 5.306.025 6.383.601

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HSX&CN Agribank Gia Lai năm 2015-2017)

Biểu đồ 2.7: Dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HSX&CN Agribank Gia Lai năm 2015-2017)

Nhìn vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.7có thể thấy, cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay KHCN, thể hiện định hướng tập trung tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Tỉnh Gia Lai là cửa ngõ quan trọng, có vị trí chiến lược cả về an ninh chính trị vùng biên giới quốc gia lẫn kinh tế khu

vực Tây Nguyên, có đặc thù kinh tế thuần nông nghiệp với thế mạnh là các cây công nghiệp như tiêu ,cà phê,cao su phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu… Với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trãi rộng khắp toàn tỉnh bao gồm 11 Chi nhánh loại 3, 02 Phòng giao dịch, 01 Hội sở chính, Agribank Gia Lai là ngân hàng có đủ điều kiện thuận lợi nhất để triển khai các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sứ mệnh “Tam nông” mà Nhà nước giao phó, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phát huy thế mạnh của địa phương.

Cho vay dịch vụ tập trung chủ yếu vào phát triển du lịch, khách sạn, dịch vụ ăn uống… Cho vay dịch vụ tăng tương đối ít qua các năm, năm 2016 tăng 2,42 tỷ so với năm 2015 và năm 2017 tăng 10,46 tỷ so với năm 2016.

Cho vay phục vụ thương nghiệp tăng trưởng mạnh xét theo tỷ lệ tăng trưởng, năm 2016 so với năm 2015 tăng 9,6%, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 40,3%.

Cho vay thương nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng đều qua các năm với đa dạng các ngành nghề.

Trong khi đó, cho vay tiêu dùng cũng có chuyển biến tích cực, năm 2016 so với năm 2015 tăng 3,9%, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 27,2%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả trên là do kinh tế trên tỉnh Gia Lai trong giai đoạn này có sự phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội đầu tư. Nhu cầu người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, họ đã tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để phục vụ cho những nhu cầu của cuộc sống chứ không thụ động như trước đây hoặc xảy ra tình trạng đi vay nặng lãi tại các vùng nông thôn. Bên cạnh đó mức sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu những sản phẩm cao cấp như ô tô phục vụ đi lại, kinh doanh cũng được đáp ứng vì vậy tỷ trọng cho vay mua phương tiện đi lại ngày càng tăng.

Có thể thấy quy mô cấp tín dụng KHCN cho các ngành, thành phần kinh tế của Agribank Gia Lai tương đối hợp lý, vì thế mạnh tại địa bàn tỉnh Gia Lai tập trung chủ yếu vào phát triển kinh doanh, mua bán các mặt hàng, phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn ... vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương vừa giúp ngân hàng tận dụng được thế mạnh cuả các thành phần kinh tế địa phương, mang lại lợi ích cho chính ngân hàng cũng như thúc đẩy kinh tế phát triển.

Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân theo hình thức đảm bảo

Biểu đồ 2.8: Dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo hình thức đảm bảo

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HSX&CN Agribank Gia Lai năm 2015-2017)

Agribank Gia Lai có tỷ trọng dư nợ có bảo đảm luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trên 96%. Tuy nhiên những năm gần đây cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn. Dư nợ cho vay tín chấp năm 2016 tăng so với năm 2015 là 16,8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10%. Năm 2017 dư nợ cho vay tín chấp tăng so với năm 2016 là 61,1 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 33%. Nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến đó là Agribank Gia Lai đã tiến hành củng cố mối liên kết, phối hợp chặt chẽ đối với các Sở ban ngành, tổ chức chính trị-xã hội địa phương nhằm đẩy mạnh cho vay tín chấp KHCN thông qua tổ liên kết với hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên tại địa phương, một mặt vừa tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng

hơn, mặt khác góp phần giảm thiểu sức ép công việc cho cán bộ tín dụng. Đây được đánh giá là hình thức cho vay hiệu quả, là thế mạnh của Agribank Gia Lai và sẽ tiếp tục được nghiên cứu đẩy mạnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)