Lịch sử hình thành của Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 54)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Gia Lai được thành lập vào ngày 01/7/1988 theo Quyết định số 69/NH-QĐ của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN) với tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Gia Lai – Kon Tum, mô hình hoạt động được tổ chức theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trãi qua quá trình hình thành và phát triển hơn 30 năm qua, tên gọi của Chi nhánh cũng đã trãi qua 5 lần thay đổi cho phù hợp với mô hình tổ chức và phạm vi hoạt động của Chi nhánh, cụ thể:

- Giai đoạn 1 (Năm 1989 – 1991): Ngân hàng chuyên doanh tỉnh Gia Lai – KonTum trực thuộc chi nhánh NHNN tỉnh Gia Lai – KonTum.

- Giai đoạn 2 (Tháng 3/1991 – 10/1991): Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Gia Lai – KonTum trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Phòng dịch vụ và marketing Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Điện toán Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng Tổng hợp 2 PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ 11 CHI NHÁNH CẤP III BAN GIÁM ĐỐC

- Giai đoạn 3 (Năm 1991 – 1996): Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Gia Lai trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

- Giai đoạn 4 (Năm 1996 – 2011): Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Giai đoạn này Agribank Việt Nam là TCTD được tổ chức theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước và hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng, cùng với Luật các tổ chức tín dụng đã được ban hành.

- Giai đoạn 5 (Năm 2011 – nay): Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai. Giai đoạn này Agribank được tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% Vốn điều lệ; NHNN thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với Agribank. Agribank được tổ chức hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và điều lệ tổ chức hoạt động của Agribank đã được Thống đốc NHNN phê chuẩn. Theo đó, Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai là chi nhánh thành viên, hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Agribank.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Gia Lai

Phòng khách hàng Doanh nghiệp Phòng khách hàng HSX&CN

Sơ đồ 2.1 cho thấy cơ cấu tổ chức tại Agribank Gia Lai gồm Ban Lãnh đạo, 11 chi nhánh cấp 3, 08 phòng chuyên môn nghiệp vụ chính, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Quyết định số 277/NHNoGL – HCNS ngày 11/11/2015 về việc thành lập các phòng nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của Agribank Gia Lai.

Tổng số cán bộ viên chức của Chi nhánh đến cuối năm 2017 là 253 lao động. Số cán bộ công nhân viên có trình độ trên đại học là 08 lao động chiếm 3,2% trên tổng số, trình độ đại học và cao đẳng là 231 lao động chiếm 91,6% trên tổng số, trình độ trung cấp chiếm 0,9% trên tổng số, còn lại là số lao động khoán gọn.

Về chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh được giao là trực tiếp tổ chức kinh doanh hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo phân cấp ủy quyền của Agribank thông qua các nghiệp vụ chủ yếu: huy động vốn, cho vay và cung ứng các phương tiện thanh toán, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Đặc thù hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai là tổ chức kinh doanh trên địa bàn trải rộng khắp toàn tỉnh, hoạt động gắn bó nhiều hơn với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, chính trị xã hội.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Gia Lai giai đoạn 2015 – 2017 đoạn 2015 – 2017

Trong năm 2017, kinh tế thế giới phục hồi chậm và đối mặt với nhiều rủi ro, tác động tới đà phát triển của kinh tế Việt Nam. Năm 2017 cũng là một năm nhiều khó khăn thách thức của Agribank Chi nhánh Gia Lai: nền kinh tế tỉnh nhà chưa thoát khỏi khó khăn; hạn hán kéo dài ở các huyện dẫn đến mất mùa, nông sản liên tục rớt giá, Chi nhánh đón tiếp nhiều đoàn thanh tra kiểm tra nội ngoại ngành….Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh và sự chỉ đạo điều hành của Hội sở chính, với sự điều hành của Ban lãnh đạo và nỗ lực của tập thể CBCNV, chi nhánh đã vượt qua khó khăn, thách thức, vươn lên và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn

Trong công tác huy động vốn, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động của thị trường trong nước và thị trường quốc tế, lãi suất huy động vốn không cao so với mặt bằng chung của các NHTM khác hoạt động trên cùng địa bàn. Nhưng do thường xuyên coi trọng yếu tố chất lượng dịch vụ và có những biện pháp kết hợp tốt chính sách khách hàng đồng thời phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường huy động vốn như: mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, mạng lưới máy rút tiền tự động, cung cấp các dịch vụ ngân quỹ, truy vấn thông tin tài khoản của khách hàng qua điện thoại, mạng Internet, đa dạng nhiều hình thức huy động vốn …. nên nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng tốt đảm bảo được cân đối .

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn năm 2015-2017

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2015/2016 2016/2017 2015 2016 2017 Tăng/ giảm (%) Tăng/ giảm (%) Nguồn vốn huy động 3.856 4.310 4.577 454 11,8 267 6,2

Tiền gởi dân cư 3.405 3.882 4.212 477 14 330 8,5

Tiền gởi TCKT,TCXH 451 428 365 -23 -5,1 -63 - 14,7 Tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cƣ (%) 88,3 90,1 92,0 Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM 24.631 29.038 30.931 4.407 17,9 1.893 6,5 Thị phần huy động vốn của Agribank GL(%) 15,7 14,8 14,8 Tỷ lệ Vốn huy động/Dƣ nợ 64,2% 65,5% 60,0%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Gia Lai năm 2015-2017)

Bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động trong những năm qua tăng trưởng khá tốt. Mặc dù trong năm 2017, huy động vốn của Chi nhánh đạt 4.577 tỷ đồng,

tốc độ tăng trưởng 6,2% so với 2016, thấp hơn so với các năm trước, tuy nhiên Agribank Chi nhánh Gia Lai vẫn giữ được thị phần huy động vốn của mình so với các NHTM khác.

- Tiền gửi dân cư: Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm tỷ trọng lớn, bình quân 90% và tương đối ổn định. Đạt được kết quả trên là nhờ Chi nhánh đã khai thác và tận dụng những thế mạnh của mình về thương hiệu hình ảnh cùng với mạng lưới hoạt động rộng khắp tỉnh thuận lợi trong giao dịch với khách hàng, luôn thủy chung đồng hành cùng với nông nghiệp, nông thôn và nông dân tỉnh Gia Lai. Về lâu dài cần đẩy mạnh tăng trưởng nguồn tiền gửi từ dân cư vì đây là nguồn tiền gửi có tính ổn định cao và bán chéo được nhiều sản phẩm dịch vụ đi kèm hướng tới một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng.

- Tiền gửi TCKT,TCXH: Nguồn vốn huy động từ các TCKT của chi nhánh chiếm tỷ thấp và có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2015 nguồn này chiếm tỷ trọng 11,7% thì đến năm 2017 tỷ trọng nguồn này giảm chỉ còn 8%. Nguyên nhân là do các năm vừa qua tình hình kinh tế khó khăn đã làm các doanh nghiệp phải thắt chặt chi tiêu, hạn chế mở rộng SXKD, tăng cường quay vòng vốn để tăng hiệu quả kinh doanh nên nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi thấp. Nguồn vốn này có đặc điểm là chi phí lãi suất thấp nhưng tính ổn định thường không cao.

Nhìn chung, công tác huy động vốn tại Chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định, quy mô nguồn vốn huy động tăng trưởng khá tuy nhiên chưa tương xứng với nhu cầu tăng trưởng quy mô tín dụng, chỉ đáp ứng được bình quân 63,22% dư nợ, phần còn lại phải phụ thuộc vào việc điều chuyển vốn vay trong hệ thống Agribank.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bảng 2.2 cho thấy quy mô dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm mặc dù gặp phải những khó khăn của nền kinh tế trong thời gian qua. Cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận của chi nhánh và là thế mạnh của

Agribank Chi nhánh Gia Lai. Năm 2017 Agribank Chi nhánh Gia Lai đạt dư nợ 7.622 tỷ đồng, tăng trưởng 15,7% so với năm 2016, ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng dư nợ trung bình của tổng thể các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay giai đoạn năm 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2015/2016 2016/2017 2015 2016 2017 Tăng/ giảm (%) Tăng/ giảm (%) Dƣ nợ theo đối tƣợng cho

vay 6.008 6.585 7.622 577 9,6 1.037 15,7 Doanh nghiệp 1.025 1.281 1.239 256 25,0 -42 -3,3 HSX&Cá nhân 4.983 5.304 6.383 321 6,4 1.079 20,3 Dƣ nợ theo kỳ hạn 6.008 6.585 7.622 577 9,6 1.037 15,7 Dư nợ ngắn hạn 3.698 4.338 4.903 640 17,3 565 13,0 Dư nợ trung-dài hạn 2.310 2.247 2.719 -63 -2,7 472 21,0 Tổng dƣ nợ của các NHTM trên địa bàn 55.644 66.717 76.543 11.073 20 9.826 15 Thị phần dƣ nợ của Agribank GL(%) 10,8% 9,9% 10,0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015-2017 của Agribank Gia Lai và Tác giả tổng hợp từ số liệu của NHNN Gia Lai)

* Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay : Trong tổng dư nợ cho vay

thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và ổn định, bình quân trong 3 năm (2015- 2017) chiếm tỷ trọng 64% so với tổng dư nợ cho vay. Dư nợ trung dài hạn năm 2017 có tỷ trọng là 35,7%, có xu hướng giảm so với năm 2015 chiếm 38,4%. Đây là nguồn dư nợ có mức lãi suất cao, tạo nên nguồn thu nhập khá ổn định, nhưng việc duy trì tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của chi nhánh phải ở mức hợp lý để hạn chế rủi ro về thời hạn thanh khoản do phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

* Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng cho vay : Nhìn vào Bảng 2.2 có thể thấy, cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay của chi nhánh các năm trở về đây duy trì ổn định, trong đó dư nợ cho vay HSX&CN chiếm tỷ trọng lớn trên 80%. Điều này thể hiện sự quan tâm chú trọng của Chi nhánh với hoạt động cho vay HSX&CN và vai trò cũng như sự cần thiết đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp đối với đối tượng này.

Biểu đồ 2.1: Dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn năm 2015-2017

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai 2015-2017) Thị phần dư nợ cho vay của toàn hệ thống Agribank trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong 3 năm từ 2015 đến năm 2017 dao động ở mức 20%, xếp thứ hai trong tổng số của các NHTM trên địa bàn. Điều này cho thấyAgribank vẫn là một thương hiệu mạnh, chiếm được lòng tin của người dân. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện thêm rất nhiều các NHTM cổ phần làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt các Ngân hàng này rất chú trọng đầu tư phát triển mảng tín dụng cho vay KHCN. Đây là những vấn đề cần quan tâm đánh giá để có thể đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng trong thời gian tới.

2.1.3.3. Kết quả kinh doanh:

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 2015 2016 2017 Tăng/ giảm (%) Tăng/ giảm (%) Tổng thu nhập 820,69 1.016,9 967,80 196 23,91 -49 -4,83 Tổng chi phí 682,94 832,6 749,56 150 21,92 -83 -9,98 Lợi nhuận 137,74 184,3 218,24 47 33,80 34 18,42

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Gia Lai năm 2015-2017)

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ lợi nhuận giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng

Nhìn vào biểu đồ lợi nhuận của Agribank Gia Lai trong khoảng thời gian 2015-2017 ta thấy thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể năm 2016 thu nhập tăng 33,8% so với năm 2015 (tương ứng 47 tỷ đồng). Đến năm 2017, thu nhập tăng so với năm 2016 hơn 34 tỷ đồng (tương ứng 18,42%).

Nguyên nhân chủ yếu tình hình thu nhập tài chính của Agribank Gia Lai tăng qua các năm và ổn định chủ yếu là vì quy mô dư nợ tăng trưởng khá cao và chất

lượng tín dụng được kiểm soát tương đối tốt trong năm 2017, xử lý thu hồi nợ tích cực và kết quả kinh doanh của tất cả các Chi nhánh trực thuộc tương đối đồng đều. Ngoài ra Agribank Gia Lai cũng đồng thời thực hiện các biện pháp nhằm cắt giảm chi phí như sử dụng nguồn vốn huy động nội lực lãi suất thấp để cho vay, giảm chi phí dịch vụ... nên dù cho chính sách ưu đãi lãi suất khiến cho thu nhập lãi từ hoạt động cho vay giảm từ đó dẫn đến sự sụt giảm tổng thu nhập của Chi nhánh, thì tốc độ giảm của chi phí vẫn lớn hơn so với tốc độ giảm của thu nhập nên lợi nhuận mà chi nhánh thu về năm 2017 vẫn đạt kết quả tốt.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH GIA LAI HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH GIA LAI

2.2.1. Cách thức triển khai và các quy định nội bộ về cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Gia Lai. hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Gia Lai.

2.2.1.1. Cách thức triển khai hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Gia Lai. tại Agribank Chi nhánh Gia Lai.

Các Chi nhánh NHTM đều tuân theo cách thức tổ chức vay theo quy định của Hội sở chính và được điều chỉnh linh hoạt, Agribank Gia Lai cũng không ngoại lệ.

- Hàng năm Hội sở chính giao chỉ tiêu cụ thể về hoạt động cho vay đến Agribank Gia Lai theo kế hoạch đã đề ra, trong đó có chỉ tiêu CVKHCN. Từng chỉ tiêu sẽ được Ban Lãnh đạo họp và giao về cho Lãnh đạo của 11 Chi nhánh cấp 3, các Phòng giao dịch trực thuộc và Phòng khách hàng Hộ sản xuất & cá nhân. Giám đốc các Chi nhánh trực thuộc và Trưởng phòng liên quan sẽ tiến hành phân bổ cho mỗi nhân viên phụ trách để hoàn thành chỉ tiêu được giao và sẽ có đánh giá, nhận xét hàng tháng, quý làm căn cứ để tính mức lương kinh doanh mà mỗi cán bộ tín dụng sẽ được hưởng phù hợp với năng lực và sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Mảng CVKHCN được giao cho 01 Phó giám đốc Chi nhánh tỉnh Gia Lai phụ trách trực

nhiệm nhân viên hợp lý để đảm bảo thực thi chính sách tín dụng linh hoạt và tuân theo một quy trình cho vay thống nhất.

- Những chỉ tiêu cụ thể về hoạt động CVKHCN của Chi nhánh trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.4: Những chỉ tiêu cụ thể về hoạt động CVKHCN giai đoạn 2015 – 2017 Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 Tổng dư nợ CVKHCN (Tỷ đồng) 4.983 5.304 6.383 Tỷ lệ nợ xấu CVKHCN (%) <2 <2 <2

Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn CVKHCN (%) 25,69 27,88 35,68 Tỷ trọng CVKHCN trên tổng dư nợ(%) 82,90% 80,50% 83,70%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015-2017 )

Nhìn chung các chỉ tiêu CVKHCN của Chi nhánh trong giai đoạn 2015 – 2017 phù hợp với mục tiêu tổng quát của Chi nhánh, Agribank Gia Lai tiếp tục phát huy thế mạnh về quy mô dư nợ, thị phần CVKHCN trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhưng đồng thời ngân hàng luôn quan tâm đến mục tiêu kiểm soát rủi ro với mức nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)