Bài học rút ra cho Sở Công thương tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 40 - 42)

Theo đó, Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một

1.4.3. Bài học rút ra cho Sở Công thương tỉnh Cao Bằng

Xây dựng và thực thi các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản: Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo bàn các giải pháp tổ chức thí điểm xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu; Tổ chức hoạt động trưng bày hàng hoá, giới thiệu sản phẩm. Kết nối các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics của Việt Nam và Trung Quốc.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành và thực thi các văn bản liên quan đến xuất khẩu nông sản: Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục cho xuất khẩu, tiêu thụ các mặt hàng nông sản của cư dân biên giới qua một số cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Mía, cà chua bi, quế...

Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản: Tăng cường công tác phối hợp với lực lượng chứ năng cửa khẩu như Ban quản lý cửa khẩu, Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch, thuế… đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ mới, hiện đại tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp.

Quản lý về số lượng, chất lượng sản phẩm của nông sản: Nâng cao công tác quản lý về số lượng, chất lượng của nông sản xuất khẩu nhằm định hướng cho các doanh nghiệp, thương nhân XNK nông sản là áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nâng cao trình độ năng lực cán bộ quản lý nhà nước: Phải có chính sách sử dụng cán bộ, công chức một cách khoa học, hợp lý, đúng người, đúng việc, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của nền kinh tế thị trường hiện đại. Quy

định rõ quyền và trách nhiệm với từng cá nhân, từng đơn vị trong từng khâu công tác. Thực hiện nghiêm chế độ thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật và vấn đề liêm chính của công chức, cán bộ. Mặt khác, cần phải nghiên cứu để có chế độ chính sách phù hợp, tương xứng với tính chất đặc thù của công việc.

Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản:

Nghiên cứu nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản hướng dẫn các quy trình thủ tục XNK và nhất là công khai các quy trình tại nơi làm thủ tục hải quan. Việc chuẩn hóa, thống nhất hóa thể lệ, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và để cho ai cũng đều hiểu và dễ chấp hành, đồng thời chính những điều này giúp cho việc chống sách nhiễu, tiêu cực, phiền hà về phía cán bộ, công chức, nhân viên quản lý. Đầu tư trang thiết bị máy móc như: máy soi Container, hệ thống Camera giám sát, hệ thống theo dõi định vị toàn cầu để đẩy nhanh tiến độ thủ tục hành chính. Tiếp tục phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những vấn đề về chính sách, chế độ quản lý hành chính một cách kịp thời. Một số văn bản chỉ đạo khi xây dựng cần có sự tham khảo của các ngành chức năng và đơn vị cơ sở, đảm bảo văn bản được ban hành đúng thẩm quyền và nội dung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Điều chỉnh một số loại phí dành cho hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản:

Rà soát lại các loại phí, lệ phí do địa phương quy định, nhất là phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình tiện ích trong khu kinh tế cửa khẩu để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương, làm giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp XNK.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 40 - 42)