Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 66 - 68)

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

2.3.1. Kết quả đạt được

Một là, Sở Công thương kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh Cao Bằng tạo dựng môi trường pháp luật, thể chế tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho QLNN đối với hoạt động XKNS. Nhiều Nghị quyết, Quyết định, hướng dẫn được ban hành, bổ sung, sửa đổi kịp thời, tạo điều kiện cho XKNS được thuận lợi.

Hai là, các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển XKNS ngày càng phù hợp hơn với điều kiện của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhiều chương trình, đề án phát triển nguồn nông sản được ban hành nhằm thúc

đẩy hoạt động XKNS như: chương trình trồng mía, thuốc lá…, đề án Nghiên cứu tính khả thi của việc xuất nhập khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng. Nhiều định hướng không phù hợp được bãi bỏ kịp thời (như Quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, thuế xuất khẩu cao su, thuế xuất khẩu sắn lát ...).

Ba là, chính sách XKNS trong thời kỳ hội nhập được Chính phủ, các Bộ ngành thực hiện một cách quyết liệt và linh hoạt để theo kịp với những thay đổi trên thị trường. Chính sách thị trường, chính sách xúc tiến thương mại, chính sách mặt hàng đã góp phần đưa nhiều sản phẩm nông nghiệp của địa phương cũng như của Việt Nam vươn lên những vị trí xuất khẩu cao trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, rau quả, chè. Cơ cấu xuất khẩu đã thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ nông sản chế biến, giảm tỷ lệ XKNS thô và sản phẩm sơ chế.

Bốn là, các công cụ chính sách XKNS có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tự do hóa từng bước thị trường nông sản, khuyến khích XKNS, thể hiện bằng việc thay đổi, miễn thuế XKNS, mở rộng và từng bước tự do hóa đối tượng xuất khẩu, xóa bỏ hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, xóa bỏ trợ cấp trực tiếp dưới mọi hình thức… Các chính sách này cũng dần chuyển đổi theo xu hướng thay thế những công cụ hành chính bằng những công cụ mang tính kinh tế.

Năm là, tổ chức QLNN đối với XKNS ngày càng mang tính chuyên nghiệp, hướng đến hiện đại và hiệu quả. Có sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền, nhất là giữa Ban quản lý khu kinh tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong quá trình điều hành và quản lý hoạt động XKNS. Việc cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã thực hiện nghiêm túc. Cán bộ làm công tác QLNN đối với XKNS được đào tạo về kỹ năng, kiến thức QLNN và chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao.

Sáu là, việc kiểm tra, giám sát hoạt động QLNN đối với XKNS được thực hiện thường xuyên và có kết quả tốt, phát hiện kịp thời những sai phạm trong quá trình quản lý. Các văn bản quy định về kiểm tra, giám sát được rà

soát, chỉnh sửa nhằm tránh những sự chồng chéo trùng lắp trong hoạt động thanh kiểm tra doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 66 - 68)