Kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh góp ý đối với các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu nông sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 81 - 82)

TRUNG QUỐC

3.3.1.Kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh góp ý đối với các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu nông sản.

luật liên quan đến quản lý xuất khẩu nông sản.

Văn bản pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu nông sản bao gồm nhiều luật, nghị định, thông tư khác nhau, trong nhiều lĩnh vực: đất đai, tài chính tín dụng, hội nhập quốc tế… Sở Công thương tỉnh Cao Bằng thường xuyên cập nhập, rà soát, phân loại, đánh giá lại việc thực hiện pháp luật để kịp thời tham mưu UBND tỉnh Cao Bằng có những góp ý đối với cơ quan ban hành để có những định hướng, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể như sau:

Đối với Luật Quản lý ngoại thương, tham mưu cho UBND tỉnh quy định cụ thể một số nội dung sau: cần có những quy định chặt chẽ về hoạt động và những chế tài xử lý hiệu quả vấn đề thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, núp bóng thương lái người Việt Nam thao túng thị trường nông sản, gây thiệt hại cho nông dân trong thời gian qua. Xem xét giảm các loại Giấy phép để phù hợp với định hướng giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ngăn chặn cơ chế xin cho, phát sinh tiêu cực; xem xét phân cấp cho địa phương trong vấn đề cấp Giấy phép để thuận lợi cho doanh nghiệp. Về hạn ngạch xuất khẩu, cần quy định rõ điều kiện, loại sản phẩm áp dụng để không làm cản trở sự tự do hóa thương mại theo tín hiệu thị trường.

Phối hợp với Cục Hải quan tham mưu cho UBND tỉnh đóng góp ý kiến với cấp có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật Hải quan để nâng cao hiệu quả của việc

kiểm tra, giám sát hàng NSXK thông qua thủ tục hải quan. Xây dựng mô hình địa điểm kiểm tra hồ sơ tập trung cho nhiều chi cục hải quan; Chủ động phối hợp với các bộ ngành sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số hồ sơ, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra; Đẩy mạnh áp dụng nguyên tắc kiểm tra theo phương pháp phân luồng quyết định kiểm tra. Đồng thời, góp ý việc sửa đổi Luật Hải quan phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo hành lang pháp lý cho hiện đại hóa hoạt động hải quan, áp dụng rộng rãi và phổ biến hải quan điện tử, đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách thủ tục hải quan nhằm mục đích công khai, minh bạch, hiệu quả. Cụ thể, sửa đổi Điều 11 về nhiệm vụ của Hải quan: ngoài các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu, cần bổ sung thêm một số nhiệm vụ trong thực tế Hải quan đã thực hiện như phòng chống gian lận thương mại đối với các hành vi khai tên hàng, mã số phân loại hàng hóa.

Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở các tỉnh biên giới nói chung và Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng nói riêng cần phối hợp với các cơ quan quản lý thương mại biên giới tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc (Cục Thương vụ thành phố Sùng Tả, thành phố Bách Sắc) tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác thương mại biên giới song phương (nhóm công tác thương mại biên giới Việt - Trung), đề xuất các kiến nghị chính sách phù hợp với đặc thù quan hệ giữa hai bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đồng thời, để giảm thiểu tình trạng ùn ứ, ách tắc hàng nông sản xuất khẩu tại khu vực cửa khẩu biên giới, các cơ quan hữu quan hai nước tiếp tục trao đổi, phối hợp kéo dài thời gian thông quan cho một số mặt hàng hoa quả xuất khẩu khi vào vụ thu hoạch và tiếp tục nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu qua các đường mòn, lối mở biên giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 81 - 82)