Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 34 - 35)

Theo đó, Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một

1.3.2. Yếu tố chủ quan

Một là, năng lực quản lý của bộ máy QLNN đối với XKNS.

Đây là nhân tố bên trong, thuộc về yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động XKNS. Năng lực quản lý của bộ máy nhà nước thể hiện ra ở cơ cấu tổ chức, trình độ cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy QLNN về XKNS. Cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN đối với XKNS phù hợp với chức năng, được phân định rõ ràng giữa các khâu, các cấp sẽ đảm bảo chức năng quản lý, các cơ chế chính sách được thực hiện có hiệu quả, việc phối hợp các chính sách nhịp nhàng, hiệu quả cao. Thêm vào đó, bộ máy tinh gọn, hiệu quả, sẽ tiết kiệm chi thường xuyên, tăng các khoản chi cho đầu tư phát triển XKNS. Trình độ cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi các chính sách XKNS có năng lực tốt, có tâm huyết, hăng say với nghề thì tác động tốt đến phát triển XKNS.

Hai là, mức độ hoàn thiện của hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước về XKNS và sự thực hiện các chính sách này.

Hệ thống luật pháp, các chính sách về XKNS tạo nên môi trường, là những công cụ của QLNN đối với XKNS. Các chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ tạo điều kiện cho sản xuất và XKNS phát triển nhanh. Và ngược lại, chính sách không phù hợp sẽ tạo thành lực cản rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất và XKNS. Hệ thống các chính sách có tác động đến QLNN đối với XKNS bao gồm chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng, thuế, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, khuyến nông, chính sách phát triển logistics v.v.. Trong giai đoạn hội nhập, các chính sách này phải hoàn thiện theo hướng tiếp cận và có sự điều chỉnh để phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế.

Ba là, các cam kết của Việt Nam về XKNS trong bối cảnh HNQT.

Mức độ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức, các hiệp định thương mại của thế giới và trong khu vực. Điều này làm cho việc QLNN đối với XKNS sang thị trường Trung Quốc phải được thay đổi và tiếp cận trên một khía cạnh mới.

Kinh tế Việt Nam khi mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới càng lớn. Khi gia nhập vào WTO và ký kết hiệp định thương mại với nhiều nước, Việt Nam phải thực hiện nhiều cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư. Theo đó, các quy định trong QLNN đối với XKNS phải đổi mới, điều chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế. Ví dụ: Khi gia nhập WTO, các trợ cấp trực tiếp của nhà nước cho hoạt động XKNS như: thưởng xuất khẩu; mua nguyên, nhiên, vật liệu, sử dụng cơ sở hạ tầng với giá ưu đãi; miễn hoặc giảm thuế đối với doanh nghiệp XKNS; trợ cấp lãi suất tín dụng phục vụ cho XKNS đều bị cấm. Một số trợ cấp gián tiếp như: Chính phủ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển do các doanh nghiệp tiến hành; trợ cấp cho doanh nghiệp đầu tư để cải thiện môi trường; trợ cấp cho những vùng kinh tế phát triển khó khăn thuộc nhóm được thực hiện trong những điều kiện nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w