GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 60 - 62)

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM

môn). Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương đã được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt và bản phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo. Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và bố trí bộ máy QLNN đối với XKNS như sau:

GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG THANH TRA PHÒNG QLTM VÀ XNK

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN của Sở Công thương đối với XKNS

Giám đốc Sở: Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với XKNS. Chỉ đạo trực tiếp Phó Giám đốc Sở phụ trách phòng Quản lý Thương mại và xuất nhập khẩu.

Phó Giám đốc Sở phụ trách phòng Thanh tra và phòng Quản lý Thương mại và xuất nhập khẩu: Là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác liên quan đến công tác XKNS, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Phòng Quản lý thương mại và xuất nhập khẩu: Là phòng chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu cho Lãnh đạo sở Về tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phương thức mua bán, trao đổi hàng hóa, thực hiện các quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh…

Phòng Thanh tra: Là phòng chuyên môn thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra hành chính và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực XKNS; Tham gia phối hợp các đoàn thanh tra, kiểm tra của cấp trên và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của nhà nước được phát hiện qua công tác thanh tra.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Sở Công thương tỉnh Cao Bằng áp dụng một hoặc cùng lúc các hình thức phối hợp với các Sở, Ban, Ngành khác như sau:

Cử người phối hợp trực tiếp: Cử người trực tiếp tham gia phối hợp các hoạt động có liên quan khi cần thiết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Tổ chức cuộc họp: Khi cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức cuộc họp mời đại diện các cơ quan tham gia phối hợp để thống nhất ý kiến về các nội dung có liên quan.

tài liệu, giấy tờ trong phạm vi trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cho thương nhân, doanh nghiệp để hoàn thiện thành phần danh mục hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo quy định; Trao đổi ý kiến phục vụ việc triển khai nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước thông qua hình thức trao đổi trực tiếp, thông qua văn bản hoặc thông qua các phương tiện thông tin liên lạc khác.

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành: Đối với từng chuyên đề, vụ việc cụ thể cần huy động sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, đơn vị chủ trì tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành triển khai công tác kiểm tra có trách nhiệm: Bảo đảm tính pháp lý và trình tự thủ tục đối với các vụ việc tiến hành kiểm tra; chịu trách nhiệm về chi phí trong quá trình tổ chức kiểm tra và thực hiện báo cáo kết quả theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 60 - 62)