Vai trò quản lý nhànước đối với xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 26 - 27)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

1.1.3. Vai trò quản lý nhànước đối với xuất khẩu nông sản

Góp phần định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy thương mại nông sản, tạo điều kiện cho thị trường nông sản hình thành, phát triển. Từ đó, XKNS có tác động lôi kéo thêm các nguồn tài nguyên chưa được sử dụng vào sản xuất và phân bổ hữu hiệu các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng tốt, làm tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả hơn. XKNS thúc đẩy việc chuyển từ sản xuất nông nghiệp gắn với điều kiện tự nhiên, không chủ động sang việc sản xuất nông nghiệp một cách chủ động gắn với sử dụng khoa học công nghệ. Khi sản phẩm nông nghiệp gắn với công nghệ và chuỗi giá trị, sẽ tạo ra được GTGT

cao hơn. Do đó, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị nông sản.

Cụ thể hóa những quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, hệ thống các luật, chính sách chung và đặc thù có liên quan đến sản xuất và XKNS. Bao gồm cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế về XKNS. Đồng thời, thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn hóa quốc tế, là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Hợp tác và phát triển thêm các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới, giữ ổn định nền kinh tế của đất nước. Đồng thời, thúc đẩy XKNS, tăng số lượng và kim ngạch NSXK; Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu; Mở rộng thị trường XKNS; Tạo thương hiệu nông sản quốc gia nói chung, địa phương nói riêng; Trong bối cảnh hội nhập, vai trò QLNN đối với XKNS còn làm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của hoạt động XKNS.

Chức năng quản lý của Sở Công thương đối với xuất khẩu nông sản: Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công thương, trong đó có lĩnh vực quản lý xuất khẩu nông sản như: Hướng dẫn các thương nhân, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu nông sản tuân thủ và thực hiện theo Luật Thương mại, Luật quản lý ngoại thương và các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư chuyên ngành; Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; chương trình, đề án, các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực xuất khẩu nông sản; Tổ chức, phối hợp quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản với các Sở, Ban, Ngành có liên quan; Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản; Đánh giá và xử lý vi phạm về xuất khẩu nông sản...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 26 - 27)