Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 28 - 29)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

1.2.1. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý xuất khẩu nông sản

khẩu nông sản

Hoạt động XKNS được duy trì một cách ổn định theo nguyên tắc chung được quy định trong Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 16/6/2017. Ngoài ra, thời gian qua, hàng loạt các văn bản dưới Luật được ban hành và có hiệu lực như: Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương; Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương…

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được UBND tỉnh giao, Sở Công thương tham mưu cho tỉnh về việc triển khai hướng dẫn các văn bản Luật và Nghị định đến các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến quá trình xuất khẩu nông sản. Đồng thời, phối hợp tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế quản lý, chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu nông sản như: Xây dựng phương án thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn; Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về xuất khẩu nông sản; Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các quy định về xuất khẩu nông sản sau khi được phê duyệt; cấp, sửa đổi, bổ sung, gia

hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh…

Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới luôn coi trọng việc hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,… để các dự án đầu tư triển khai thực hiện một cách nhanh chóng nhất. Cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư, tỉnh đã chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh triển khai quyết liệt công tác cải cách hiện đại hóa Hải quan theo Nghị quyết 19/NQ-CP, ngày 12/3/2015 của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ tháng 4 năm 2014, áp dụng Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đã được triển khai tại 8 đơn vị đầu mối phụ trách thủ tục hải quan trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chất lượng, không gây xáo trộn, gián đoạn quá trình làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp. Sau 2 năm triển khai hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, đến nay 100% doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn đã tiếp cận hệ thống, việc thực hiện thông quan ổn định, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 28 - 29)