Tham mưu UBND tỉnh ban hành và thực thi các văn bản liên quan đến xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 36 - 37)

Theo đó, Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một

1.4.1.2. Tham mưu UBND tỉnh ban hành và thực thi các văn bản liên quan đến xuất khẩu nông sản

đến xuất khẩu nông sản

Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục cho xuất khẩu, tiêu thụ các mặt hàng nông sản của cư dân biên giới qua một số cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là chuối, dứa... sắp đến vụ thu hoạch. Đề xuất giảm phí sử dụng hạ tầng cửa khẩu đối với các xe nông sản của Việt Nam để tạo điều kiện cho XKNS.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định tạm thời về quản lý hoạt động thí điểm xuất khẩu nông sản sản xuất trong nước qua khu vực mốc quốc gia số 93(2) huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; Quy định tạm thời về quản lý hoạt động thí điểm xuất khẩu mặt hàng gạo qua khu vực thôn Bản Quần, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

1.4.1.3. Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản

Phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ mới, hiện đại tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu thời gian và sức lực, tăng hiệu

quả công việc của cơ quan hải quan.

Trước tình hình đại dịch covid19 chưa được kiểm soát hiệu quả và tiếp tục kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gây thiệt hại cho các thương nhân sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng như: thanh long, dưa hấu, xoài, mít, hạt tiêu, cà phê...Đặc biệt, các mặt hàng nông sản của Lào Cai như: chuối, dứa, sắn, quế... Sở Công thương đã phối hợp với Sở Nông nghiệp chủ động nắm bắt thông tin về dịch bệnh, tình hình thị trường nông sản của phía Trung Quốc để khuyến cáo các thương nhân xuất khẩu nông sản và các vùng trồng nông sản chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp. Cùng với đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai rà soát lại các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu phù hợp; doanh nghiệp và chính quyền địa phương chủ động cung cấp thông tin tình hình sản xuất nông sản địa bàn để cơ quan chức năng Trung ương và hệ thống phân phối nắm được và điều tiết hỗ trợ tiêu thụ nội tiêu hoặc xuất khẩu. Ngoài ra, các địa phương xác định các ngành hàng nông sản có nguy cơ tổn thương để tăng cường tập trung chế biến bảo quản và tiêu thụ nội địa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, tồn tại và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng xuất khẩu dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài; tỷ trọng xuất khẩu nông sản chưa qua sơ chế trong tổng khối lượng xuất khẩu vẫn còn cao; hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu còn thấp; chất lượng nông sản chưa đồng đều; hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh hiện nay là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tiềm lực kinh tế, nhân lực còn hạn chế; hợp tác giữa các doanh nghiệp Lào Cai với các doanh nhiệp trong và ngoài nước còn rất hạn chế; xuất khẩu nông sản còn phụ thuộc nhiều vào chính sách biên mậu; thị trường xuất khẩu còn thiếu ổn định, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, hoạt động thương mại biên giới tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (Trang 36 - 37)